Bài viết chia sẻ Kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải là hành trang không thể thiếu cho hành trinh khám phá những vùng đất mới lạ nơi đây.Bởi nói đến Mù Cang Chải chúng ta không chỉ nghĩ đến những vùng đất xa xôi hiểm trở nơi địa đầu Tổ Quốc với những cảnh đẹp ruộng bậc thang,và những cung đường quanh co hiểm trở mà nơi đây còn được biết đến với những món đặc sản rất riêng níu chân du khách đến lạ lùng.Chúng ta hãy cùng du lịch Đất Việt khám phá tất cả những điều đó ngay sau đây nhé?
Xem thêm: Tour du lịch Mù Cang Chải 2 ngày 1 đêm
- Tour du lịch Mù Cang Chải từ Thành Phố Hồ Chí Minh
- Tour du lịch Mù Cang Chải – Tú Lệ
- Tour TPHCM – Hà Nội – Mù Cang Chải mùa lúa chín
Vài nét giới thiệu chung về Mù Cang Chải
Mù Cang Chải là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái, nằm ở phía Tây, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 300 km. Huyện nằm bên dưới dãy Hoàng Liên Sơn nổi tiếng, có độ cao khoảng 1000m so với mực nước biển. Cảnh đẹp nổi tiếng nhất, làm nên thương hiệu của nơi đây chính là những cánh đồng ruộng bậc thang vàng ươm, phảng phất hương đồng gió nội, tỏa ra khắp đất trời. Mù Cang Chải được nhà nước xếp hạng là di tích danh thắng cấp Quốc gia.
Dân số Mù Cang Chải có tới 90% là dân tộc Mông còn lại là dân tộc Thái, Kinh và các dân tộc khác. Sự đa dạng về dân tộc tạo nên cho Mù Cang Chải có một nền văn hóa phong phú, mang đậm bản sắc dân tộc, đó là sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc trong toàn huyện.Mù Cang Chải là một huyện vùng cao nằm ở phía tây của Yên Bái, cách trung tâm tỉnh gần 200km. Huyện này có ranh giới địa lý giáp với Lai Châu, Sơn La và Lào Cai. Diện tích huyện hầu hết là núi cao, bao gồm nhiều dãy núi liên tiếp nhau chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, giữa các dãy núi là các khe suối thuộc lưu vực Sông Hồng và Sông Đà, độ cao tuyệt đối thấp nhất là cánh đồng Cao Phạ 650 m, cao nhất là đỉnh Lùng Cúng thuộc xã Nậm Có 2.963 m so với mặt nước biển. Địa hình bị chia cắt mạnh, tạo nên các sườn núi trải dài, mái dốc, có độ dốc trung bình 300m, tuy nhiên có nơi có độ lên tới trên 450m.
Trước kia, nhắc tới Mù Cang Chải là nhắc tới sự khó khăn bởi vị trí địa lý xa cùng dân số nghèo. Chỉ từ khi nhiều nhóm du khách yêu thích Tây Bắc tới đây và ghi lại những hình ảnh, khoảnh khắc đẹp về cuộc sống người dân, phong cảnh hùng vĩ của thiên nhiên thì Mù Cang Chải mới nổi lên trên bản đồ du lịch của Yên Bái. Cùng với số lượng du khách tăng, hạ tầng Mù Cang Chải cũng được đầu tư xây dựng nhiều hơn để phục vụ du khách, người dân địa phương cũng có thêm nhiều hình thức tăng thêm thu nhập thông qua các dịch vụ cho du khách.
Du lịch Mù Cang Chải mùa nào đẹp nhất trong năm?
Kinh nghiệm du lịch mù cang Chải Khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 là mùa lúa chín, lúc này toàn bộ Mù Cang Chải sẽ vàng rực một màu lúa, thời tiết đẹp, thuận lợi để đến thăm nơi đây. Thường thời điểm phù hợp nhất là từ khoảng 15-9 đến 10/10 hàng năm, trước khoảng thời gian này thì lúa hơi xanh, sau khoảng này thì gần như đã gặt hết.
Khoảng tháng 5-6 là mùa đổ nước, khi những cơn mưa mùa hè bắt đầu trút nước xuống những ngọn núi thì nước được dẫn từ trên núi vào các ruộng bậc thang. Nước tràn vào các thửa ruộng làm cho đất khô cằn trở nên mềm hơn và nở ra giúp bà con có thể cấy lúa. Đây cũng là thời điểm bà con bắt đầu xuống đồng cày cấy chuẩn bị cho một vụ mùa mới. Chính vì thế ở các ruộng bậc thang miền núi phía Bắc, lúa chỉ có thể trồng được một vụ. Những bậc thang loang loáng nước trong nắng chiều tạo nên một vẻ đẹp khiến cho bao du khách phải ngỡ ngàng.
Những địa điểm du lịch ở Mù Cang Chải
Ruộng bậc thang Tú Lệ
Kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải Đây chắc chắn là một địa điểm bạn không thể bỏ qua khi du lịch Mù Cang Chải. Tú Lệ thực chất là một khu thung lũng, nằm ở huyện Văn Chấn của tỉnh Yên Bái. Nếu đến Mù Cang Chải mà không đến ruộng bậc thang Tú Lệ thì đúng là một thiếu sót lớn. Giữa những ngày thu, những cánh đồng lúa xào xạc trên những xóm núi, mùi lúa bay theo hương gió bảng lảng trên mái nhà. Ở Tú Lệ, còn có một nét văn hóa rất đặc trưng, buồn cười, đó là tục tắm tiên bên những con suối. Đến du lịch nơi đây, rất có thể các bạn sẽ bắt gặp hình ảnh của những người phụ nữ và trẻ nhỏ đang tắm trên những phiến đá to.
Xã La Pán Tẩn
Xã La Pán Tẩn được ví như những “dấu vân tay của trời” bởi những ruộng bậc thang có hình lốc xoáy, cuộn vào nhau. Đây được coi như công trình kiến trúc sáng tạo của người Mông, được nhà nước phong tặng danh hiệu Di tích danh thắng cấp Quốc gia từ cuối năm 2007.
Chợ phiên Mù Cang Chải
Chợ phiên vùng cao thường là một hoạt động được tổ chức cùng thời điểm diễn ra lễ hội ruộng bậc thang, ngoài ra chợ phiên Mù Cang Chải họp hàng tuần ngay trung tâm thị trấn
Đây là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân vùng cao Mù Cang Chải. Ngoài mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa, chợ phiên còn là nơi giao lưu văn hóa của đồng bào các dân tộc nơi đây. Những mặt hàng được bán ở chợ phiên khá phong phú nhưng chủ yếu là các sản vật của núi rừng hay những mặt hàng do chính người dân nơi đây làm ra như: mật ong, nấm hương, mộc nhĩ, thóc, ngô, đậu tương, các loại rau, thổ cẩm…Đàn ông đi chợ thường mặc quần áo đen, còn chị em thì xúng xính trong trang phục sắc màu rực rỡ, tạo nên nét đẹp và không khí vui tươi cho ngày chợ.
Đèo Khau Phạ
Khau Phạ là một trong “tứ đại đèo” của miền Bắc với chiều dài 40 kilomet. Đây là một con đèo quanh co, dựng đứng, xếp vào hàng bậc nhất của Việt Nam. Du khách khi du lịch Mù Cang Chải rất thích được một lần trải nghiệm cảm giác chinh phục đèo Khau Phạ. Hiện nay trên đèo còn đang phát triển các dịch vụ nhảy dù, một hoạt động nằm trong lễ hội Mù Cang Chải hàng năm.
Là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc thuộc hàng bậc nhất miền Bắc (một trong Tứ Đại Đỉnh Đèo miền Bắc) vượt qua đỉnh núi Khau Phạ, ngọn núi cao nhất vùng Mù Cang Chải. Đèo Khau Phạ có điểm khởi đầu là đoạn cắt quốc lộ 32 với quốc lộ 279 liền mạch liên tiếp với đèo Chấu phía trước nó và đèo Vách Kim phía sau trên đường 32. Những cung đường đèo quanh co giữa những cánh rừng già còn mang đậm nét nguyên sơ và những triền ruộng bậc thang của các dân tộc H’Mông, Thái.
Khau Phạ đẹp nhất vào mùa lúa, tầm tháng 9 tháng 10, khi lúa trên chân ruộng bậc thang chín vàng nương. Đây cũng là thời điểm mà nhiều khách du lịch mạo hiểm chinh phục đèo để ngoạn cảnh. Những cánh rừng già tại Khau Phạ còn lưu giữ được nhiều loại động thực vật quý hiếm như thông dầu, chò chỉ và các loại chim muông, thú quý hiếm khác. Trong vài năm trở lại đây, trên đèo đã trở thành điểm xuất phát cho hoạt động dù lượn tại Mù Cang Chải, một phần trong lễ hội ruộng bậc thang Mù Cang Chải hàng năm.
Bản Lìm Mông
Bản Lìm Mông thuộc xã Cao Pạ luôn ẩn mình trong sương vẫn luôn là điểm đến hấp dẫn với nhiều phượt thủ. Nơi đây nằm trong tứ đại hiểm địa của vùng Tây Bắc, đầy hấp lực cũng như thách thức với những ai có máu khám phá. Tuy nhiên bù lại khi đến đây bạn có thể được ngắm cảnh sắc được nhiều người nhận xét “Nơi có ruộng lúa đẹp nhất Mù Cang Chải”.
Bản Thái
Để tới bản Thái, bạn đi qua một chiếc cầu ở ngay trung tâm huyện, sau đó rẽ trái đi khoảng 1km. Đây là một ngôi làng nhỏ bình yên nằm giữa thung lũng, lưng tựa vào núi. Tới đây bạn sẽ không chỉ được thưởng thức những món ăn đặc sản, được tắm nước lá thuốc cổ truyền của người Thái mà còn được tham gia những hoạt động giao lưu, đốt lửa trại đầy hấp dẫn.
Đèo Lũng Lô
Đèo Lũng Lô dài 15km, nằm ở nơi tiếp giáp giữa Yên Bái và Sơn La. Nơi đây chứng đựng một kí ức hào hùng về lịch sử dân tộc, là con đường tiếp vận đạn dược và lương thực cho bộ đội trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử năm xưa.
Thác Mơ
Thác Mơ nằm ở giữa hai ngọn đồi Nả Háng A và Nả Háng B thuộc địa phận xã Mỏ Dề. Trong hành trình chinh phục Thác Mơ có tới 7 điểm để bạn có thể dừng chân, thưởng ngoạn phong cảnh hùng vĩ ở nơi đây, trong đó điểm thác 4 tầng là nơi ấn tượng nhất để bạn có thể lưu lại những hình ảnh đẹp có một không hai khi lên Mù Cang Chải.
Thác Mơ đẹp như chính cái tên gọi của mình
Chúng ta ăn gì khi đến Mù Cang Chải?
Xôi nếp Tú Lệ
Món xôi nếp Tú Lệ nổi tiếng bởi nguyên liệu là loại gạo ngon được trồng ở cánh đồng Mường Lò thuộc tỉnh Yên Bái. Xôi ăn vào rất ngon với hương thơm ngào ngạt. Ngoài ra loại gạo này gắn liền với một truyền thuyết trong dân gian mà bạn có thể hỏi người dân để được nghe kể nhé.
Cốm Tú Lệ
Cốm Tú Lệ, một món ngon mà không thể không mua về làm quà khi đi ngang qua đây
Để làm ra những hạt cốm còn giữ nguyên được hương vị đậm đà, thơm dịu đầy sức quyến rũ mang nét đặc trưng của vùng cao Yên Bái, khi làm cốm, bà con người dân tộc Thái nơi đây đã phải rất công phu. Khi lúa khum ngọn, hãy còn nguyên sữa thì cũng là lúc gặt đem về làm cốm. Lúa để làm cốm không được vò hay đập mà phải tuốt, sàng bỏ rơm và những hạt thóc lép, đem đãi qua nước rồi cho vào chảo rang. Bếp lò để rang cốm thường phải đắp xỉ than nhưng không đốt than mà dùng củi.
Chảo rang cốm thường bằng gang đúc, có như vậy từng hạt cốm khi rang xong sẽ không bị cháy mà mềm dẻo, thơm ngon. Cốm được rang trong lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều. Thóc rang xong, người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ vào cối giã. Thóc được giã đều và vừa tay khi thấy có trấu thì xúc ra xảy bỏ rồi lại giã tiếp.
Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 10 lần giã là hoàn tất. Cốm thường được ăn cùng với chuối chín, trái hồng đỏ chín cây hoặc cũng có thể dùng để nấu cháo vịt, xôi nếp, chè và nêm vào các món như: nem rám, tôm rán, thịt chiên…
Táo mèo
Táo mèo được bày bán nhiều nơi ở Mù Cang Chải, thậm chí được người dân địa phương mang đi bán rong
Táo mèo ở Mù Cang Chải có hai loạ, ngoài loại quả thường bày bán ở các chợ ta thấy còn có loại táo rừng. Loại táo này quả nhỏ, khi chín có mầu hồng trắng hoặc vàng trong, ngọt, giòn và mùi thơm đặc biệt quyến rũ, rất hấp dẫn người thưởng thức, táo mèo rừng không có vị chát xít và chua gắt như loại táo ngố. Táo mèo có thể ăn chơi hoặc mua về làm quà, ngâm rượu.
Châu chấu rang
Châu chấu có quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa gặt, khoảng tháng 5 và tháng 9. Vào mùa, châu chấu ăn vào có hương vị bùi bùi, thơm thơm,ngậy ngậy khi nhai sẽ thấy giòn giòn, vui miệng. Ăn châu chấu rang kèm với xôi thì rất đúng điệu và là món ăn không thể thiếu khi đến với Mù Cang Chải.
Cua rang muối
Ngoài ra tại Mù Cang Chải còn có món cua suối rang muối khá ngon, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sẵn mà còn tùy thuộc vào thời gian bạn ở Mù Cang Chải. Bạn nên chủ động gọi điện đặt trước với các nhà hàng, quán ăn bởi thường các đoàn thường đi xung quanh chụp ảnh ở các điểm trước rồi mới về Thị trấn Mù Cang Chải để nghỉ ngơi, lúc đó thường đã muộn và hết đồ ăn
Cua suối rang muối có thể tìm thấy trong các nhà hàng, từ Nghĩa Lộ, Tú Lệ cho đến Mù Cang Chải
Khác với các loại cua sống ở biển, ở ruộng, con cua suối thường sống trong các hốc đá trên suối ở vùng cao. Thịt cua suối thơm, chắc và có thể chế biến được nhiều món ngon trong đó có món Cua suối rang muối. Cua sau khi bắt về bóc mai, rửa sạch để cho ráo nước. Cho dầu vào chảo đun sôi, bỏ tỏi vào xào thơm sau đó cho cua vào đảo cho đều, rắc muối lên rang cho đến khi cua chín vàng.
Món cua suối rang muối nhìn thôi đã muốn thưởng thức rồi
Gà đồi nướng
Gà đồi khác hẳn với các loại gà thông thường khác, thịt của gà đồi rắn chắc hương vị thơm ngon không thể tìm thấy được ở các loại gà nào khác. Gà đồi được người dân vùng cao chăn thả hoàn toàn tự nhiên và ăn chủ yếu là ngô bởi vậy nên thịt gà thường có màu vàng rất bắt mắt.
Lợn bản
Các món được chế biến từ thịt lợn ở Mù Cang Chải
Giống lợn được nuôi trên vùng cao thường cân nặng không lớn, nhưng do được nuôi trong điều kiện gần như tự nhiên nên thịt lúc nào cũng chắc, bì dày, ăn giòn và rất ngọt. Thịt lợn bản ở đây có thể được chế biến làm nhiều món như nướng, rán hay luộc…
Thịt băm nướng của người Thái
Món thịt băm nướng có thể thưởng thức trong các nhà hàng ở bản Thái
Món thịt băm nướng của người Thái rất đơn giản, nguyên liệu chỉ là phần thịt vai gồm cả bì và mỡ, cứ thế băm nhỏ ra, gia vị cũng là một bí quyết tạo nên sự ngon của món ăn. Người Thái thường dùng thêm hạt tiêu rừng (mắc kén) để dậy mùi, hành tươi, hành khô vừa đủ để giữ được sự nguyên chất của thịt lợn. Thịt lợn được ướp khoảng 10 phút rồi cho vào lá rong tươi bọc vài lớp, kép tre nướng trên bếp than hoa. Tiếp đó rửa sạch lá dong, đổ thịt vào, rồi gói lại thành hình vuông như chiếc bánh chưng, kẹp gói thịt vào hai chiếc nan bằng tre.
Cá Tầm
Với khí hậu lạnh, cá hồi và cá tầm có thể nuôi được ngay trên đèo Khau Phạ
Từ chân đèo Khau Phạ phía bên Tú Lệ đi lên khoảng 7km sẽ tới khu vực nhà hàng Khau Phạ, đây cũng là một trong những trang trại nuôi Cá Hồi lớn của Miền Bắc, số lượng cá nuôi ở đây lên tới 10.000 con, cá giống hoàn toàn được nhập và nuôi theo công nghệ từ Châu Âu. Nhiều món ngon từ Cá Hồi (hoặc Cá Tầm) được chế biến tại đây để phục vụ khách du lịch, nếu đi đoàn đông các bạn có thể vào làm nồi lẩu cho bữa trưa của mình. Nếu cần đặt trước hoặc mua các sản phẩm từ 2 loại cá này các bạn có thể liên hệ bạn Hòa 0913 843 991
Kinh Nghiệm Du lịch Mù Cang Chải bằng phương tiện gì?
Kinh nghiệm du lịch mù cang chải Nếu như muốn đi du lịch phượt thì các bạn có thể lựa chọn xe máy làm phương tiện di chuyển chính. Với xe máy thì sẽ mất khoảng tầm 8 tiếng để bạn di chuyển từ Hà Nội lên Mù Cang Chải. Các bạn xuất phát tại Hà Nội rồi đi đường quốc lộ 32, qua Cầu Trung Hà (Ba Vì). Tiếp sau đó, các bạn đi tiếp qua huyện Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ, rồi đi vào thị trấn Nghĩa Lộ, xã Tú Lệ của tỉnh Yên Bái. Từ đây, các bạn hãy hỏi người dân các đi qua đèo Khau Phạ thì tới địa phận của Mù Cang Chải.
Đi bằng ô tô
Từ Hà Nội nếu muốn đi vòng qua Sapa trước, các bạn cứ theo cao tốc Hà Nội – Lào Cai rồi đi thẳng lên Sapa, nghỉ tại đây 1 đêm rồi hôm sau từ Sapa qua đèo Ô Quy Hồ tới Tân Uyên, Than Uyên và dừng lại ở Mù Cang Chải. Nếu đi theo hướng Nghĩa Lộ các bạn có thể xuất phát vào khoảng đầu giờ chiều, đến chiều tối lên tới Nghĩa Lộ nghỉ ngơi rồi hôm sau thong thả đi lên Mù Cang Chải.Từ Hà Nội tới Mù Cang Chải khoảng hơn 300km, nếu chạy một mạch từ sáng sớm thì đến khoảng chiều tối các bạn có thể tới nơi. Tuy vậy ít người chạy thẳng như vậy mà thường lựa chọn 1 trong 2 phương án dừng nghỉ tại Sapa hoặc dừng nghỉ tại Nghĩa Lộ.
Đi bằng xe máy
Xe máy không thể đi lên cao tốc nên các bạn hãy đi theo hướng QL32 lên Nghĩa Lộ. Từ Hà Nội đi theo hướng cầu Trung Hà qua Thanh Thủy, Thanh Sơn, Tân Sơn và thẳng tiến lên Thị xã Nghĩa Lộ, quãng đường chừng 180km. Nếu vừa đi vừa chơi khoảng 4-5 tiếng các bạn sẽ có mặt ở đây, nếu thích khám phá Nghĩa Lộ thì đi từ sáng nhé.
Phương tiện công cộng
Hiện tại đã có một số nhà xe hoạt động chuyên tuyến Mù Cang Chải
Từ Hà Nội
Từ Hà Nội các bạn có thể lựa chọn các chuyến xe đêm đi Lai Châu (xe đi đường QL32 nhé, xe đi cao tốc Hà Nội – Lào Cai sẽ không qua đây) hoặc lựa chọn một số xe limousine đi trực tiếp tới Mù Cang Chải trong ngày
Từ Yên Bái
Nếu không muốn đi xe đêm lên Mù Cang Chải, các bạn có thể lựa chọn một phương án khác là đi xe khách từ Hà Nội lên tới Tp Yên Bái, từ đây tiếp tục bắt xe đi Mù Cang Chải. Tổng thời gian di chuyển cũng gần tương đương nhau và có nhiều chuyến có thể đi được ban ngày hơn.
Một số tuyến xe đi từ Yên Bái đến Mù Cang Chải
Đức Hương
Lịch trình: Yên Bái – Mù Cang Chải
Giờ xuất bến: Yên Bái 7h30 Mù Cang Chải 13h30
Điện thoại: 0982 404 999
Chiến Thanh
Lịch trình: Yên Bái – Mù Cang Chải
Giờ xuất bến: Yên Bái 12h00 Mù Cang Chải 6h30
Điện thoại: 0944 046 596 – 0989 949 108
Tuấn Long
Lịch trình: Yên Bái – Mù Cang Chải
Giờ xuất bến: Yên Bái 15h00 Mù Cang Chải 8h00
Điện thoại: 0963 247 766
Mạnh Phương
Lịch trình: Yên Bái – Mù Cang Chải
Giờ xuất bến: Yên Bái 12h00 Mù Cang Chải 6h30
Điện thoại: 036 5377 677
Đi lại ở Mù Cang Chải
Thuê xe máy
Kinh Nghiệm du lịch mù cang chải Nếu sử dụng phương tiện xe khách để tới Mù Cang Chải, các bạn có thể lựa chọn thuê xe máy ngay tại thị trấn để có phương tiện đi lại. Thường các khách sạn nhà nghỉ hiện đều cung cấp dịch vụ cho thuê xe, các bạn có thể thuê luôn cho tiện.
Xe ôm
Nếu không có xe máy, phương tiện để đi được đến những địa điểm chính ở Mù Cang Chải thường chỉ có xe ôm của người dân địa phương Tại một số địa điểm đẹp nhưng mà đường khó đi, các bạn đi ô tô hoặc đi xe máy nhưng không tự tin về khả năng của mình thì nên thuê xe ôm cho an toàn. Các địa điểm nên thuê xe ôm là khu vực ruộng Móng Ngựa, Mâm Xôi nhỏ trong La Pán Tẩn, Mâm Xôi lớn ở cầu Ba Nhà.
Từ Mù Cang Chải đi Sapa
Từ Mù Cang Chải nếu đi Sapa các bạn có thể liên hệ với nhà xe Tuấn Huệ 0915560480 hoặc nhà xe Xuân Lý 0352 565 999, xe chạy tuyến Lào Cai – Mù Cang Chải. Xe xuất bến lúc 7h sáng tại Lào Cai và 9h sáng tại Thị trấn Mù Cang Chải
Những điều cần lưu ý khi du lịch Mù Cang Chải.
− Bạn nên chuẩn bị trước những đồ dùng cần thiết như quần áo ấm, áo khoác gió, đồ dùng cá nhân, pin và đồ sạc, máy ảnh, điện thoại, giấy tờ tùy thân trước khi đến Mù Cang Chải. Nếu như bạn đi phượt bằng xe máy thì đừng quên trang bị cho mình mũ bảo hiểm đạt chuẩn, đồ bảo hộ tay chân, găng tay, áo phản quang.
− Nếu trời mưa thì nên mang áo mưa nguyên bộ, máy sấy tóc, bọc giày. Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị thêm cả kẹo để tặng cho các em bé dân tộc nếu dừng nghỉ chân ở các bản làng nhé.
− Thời tiết của Mù Cang Chải có thể thay đổi liên tục trong ngày không giống như khu vực đồng bằng. Thường có mưa về đêm, sương mù vào sáng sớm và trời hửng nắng ban ngày. Vì vậy Theo Kinh Nghiệm du lịch Mù Cang chải bạn nên chuẩn bị thêm áo khoác gió và áo mưa khi tới đây, đề phòng những cơn mưa rừng bất chợt.
− Đem theo thuốc chống muỗi và các đồ sơ cứu nhỏ gọn vì đường đèo dốc có thể gặp phải những xây xát bất ngờ.
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải đầy đủ và hữu ích nhất mà Du lịch Đất Việt đã tổng hợp. Chúc các bạn có một chuyến đi tới miền địa đầu Tổ Quốc với thật nhiều trải nghiệm thú vị.
Kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải? Nơi nghỉ chân?
Kinh nghiệm du lịch Mù Cang Chải là gì? Đến với nơi đây bạn có thể ghé qua Le Champ Tú Lệ Resort – Thiên Đường nghỉ dưỡng đầu tiên tại Yên Bái
Suối nước nóng & Spa Le Champ Tu Le Resort với hơn 55 bungalow thanh lịch trong khuôn viên rộng 07 ha chạy dọc theo sườn núi. Suối nước nóng và spa Le Champ Tu Le Resort mang đến cho bạn cảm giác ấm áp thực sự. Mỗi bungalow đều có ban công rộng rãi, nhìn ra khung cảnh hùng vĩ của những cánh đồng lúa xanh. Và những ngọn núi cao chót vót với những đám mây trắng bao quanh, khung cảnh được bao phủ bởi một rừng hoa.
Lịch trình: Mù Cang Chải – Lai Châu – Sìn Hồ – Hà Nội
Theo Kinh Nghiệm du lịch Mù Cang Chải Lịch trình này tương đối dài, các bạn nếu sắp xếp được thời gian hãy đi theo nhé. Chú ý là đường của lịch trình này không đẹp lắm, phù hợp đi vào thời điểm không mưa (mùa mưa dễ bị sạt lở), phù hợp xe máy và xe gầm cao, xe gầm thấp đi vẫn được nhưng nhiều đoạn hơi khó tí thôi.
Ngày 1: Hà Nội – Nghĩa Lộ
Xuất phát từ Hà Nội vào đầu buổi chiều, các bạn di chuyển theo hướng cầu Trung Hà theo hướng QL32 đi Thanh Sơn, Tân Sơn, Văn Chấn rồi lên Nghĩa Lộ nghỉ ngơi. Khoảng 200km nên đi mất khoảng 4-5 tiếng, bạn nào muốn nghỉ ít thì sáng đi làm xong rồi chiều đi luôn.
Nếu dư dả thời gian các bạn có thể đi từ sáng, đi thẳng vào Trạm Tấu tắm suối nước nóng rồi ngủ tại đây. Hôm sau đi từ Trạm Tấu, bỏ qua Nghĩa Lộ.
Ngày 2: Nghĩa Lộ – Tú Lệ – Mù Cang Chải
Sáng ngày thứ 2 sau khi dậy, làm một vòng quanh Nghĩa Lộ chơi bời, ăn sáng, nghỉ ngơi rồi xuất phát đi Mù Cang Chải.
Đây là chặng đường khá đẹp và đi qua rất nhiều điểm để các bạn dừng chơi như Tú Lệ, bản Lìm Mông, đèo Khau Phạ, xã La Pán Tẩn, đồi Mâm Xôi… Đi hết những điểm này chắc cũng phải chiều tối các bạn mới về tới trung tâm Mù Cang Chải.
Ngày 3: Mù Cang Chải – Than Uyên – Lai Châu
Từ Mù Cang Chải các bạn cứ bám theo QL32 đi Than Uyên, bên này có cánh đồng Mường Than là 1 trong 4 cánh đồng lớn của vùng núi phía Bắc.
Trên đường đi các bạn sẽ ngang qua Tam Đường, ghé bản Bo thăm đồi chè và guồng nước nhé, ngoài ra khu vực thị trấn Tam Đường có thác Tác Tình cũng khá đẹp, nếu rảnh có thể ghé qua.
Từ Tam Đường tiếp tục đi về Tp Lai Châu nghỉ ngơi
Ngày 4: Lai Châu – Sìn Hồ – Tuần Giáo
Từ thành phố Lai Châu các bạn tiếp tục khám phá Sìn Hồ theo tỉnh lộ 129, qua khỏi thành phố khoảng vài km có thể ghé quần thể động Pu Sam Cáp. Quãng đường tới Sìn Hồ không quá đẹp nhưng cũng dễ di chuyển, tùy thời điểm có thể sẽ bị gián đoạn do sạt lở hay sửa đường. Đoạn đường này phù hợp cho xe ô tô gầm cao, xe máy, đối với xe gầm thấp các bạn di chuyển sẽ hơi khó khăn hơn chút nhưng nếu muốn vẫn đi được.
Từ Sìn Hồ các bạn đi tiếp sẽ tới đoạn QL12 đi Mường Lay, Điện Biên. Đến đây các bạn có thể di chuyển về Điện Biên Phủ chơi hoặc rẽ theo QL6 cũ về Tuần Giáo.
Tối ngủ ở Tuần Giáo
Ngày 5: Tuần Giáo – Hà Nội
Sáng hôm sau từ Tuần Giáo các bạn di chuyển tiếp đèo Pha Đin, một trong tứ đại đỉnh đèo miền Bắc. Tại điểm dừng chân trên đèo có thể nghỉ ngơi mua quà, lên khám phá một vài điểm chụp ảnh, check-in với view đẹp.
Từ đây các bạn đi thẳng qua Sơn La rồi về Hà Nội, kết thúc hành trình.
Mọi tư vấn,thắc mắc xin vui lòng liên hệ hotline 24/7: 0976808062 Ms Hiền