Chương trình tour du lịch chùa Tam Chúc – Tràng An 1 ngày 2023 Đầu năm đến với mảnh đất này quý khách không chỉ được chiêm ngưỡng những cảnh quan thiên nhiên hữu tình đầy sắc xuân mà còn có cơ hội trải nghiệm những lễ hội độc đáo đến vói ngôi chùa nổi tiếng Hà Nam là chùa Tam Chúc với phong cảnh non nước hữu tình ví như “Hạ Long Trên cạn” đã trở thành điểm đến tuyệt vời mỗi độ xuân về.
Đến với danh thắng du lịch Tràng An đẹp nức tiếng của Ninh Bình thực sự đã trở thành chốn “Bồng Lai Tiên Cảnh” bởi diện mạo địa chất của nó, tuyến du lịch chùa Tam Chúc Tràng An sẽ trở thành tuyến hấp dẫn của du khách trong nước và ngoài nước bởi diện mạo địa chất và được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
LỊCH TRÌNH CHI TIẾT:
SÁNG |
HÀ NỘI – CHÙA TAM CHÚC – CHÙA NGỌC – NINH BÌNH |
Ăn trưa |
7h00 : Xe và hướng dẫn viên của công ty du Lich Dat Viet đón quý khách tại số 1 Chợ Gạo hoặc nhà hát lớn _ Hoàn Kiếm
7h30 : Đón khách tại số 117 Trần Duy Hưng – Cổng khách sạn Grand Plaza Trần Duy Hưng . Đoàn khách xong đoàn khởi hành đi tour du lịch chùa tam chúc tràng an về Hà Nam . Trên đường đi nghỉ dừng chân để quý khách ăn sáng ( Chi phí tự túc)
9h00: Qúy khách vào thăm quan và chiêm bái du lịch chùa Tam Chúc – Ngôi chùa linh thiêng được xây dựng với hàng nghìn bức tranh bằng đá được ghép tỉ mỉ, cẩn thận bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công lành nghề. 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam. Ngoài ra, Chùa Tam Chúc còn thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn.
xem thêm: Du lịch Chùa Tam Chúc 1 ngày |
video flycam Chùa Tam Chúc đầy đủ nhất
Sau đó quý khách thăm quan chùa Ngọc và đi thuyền quanh hồ Tam chúc khám phá vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, sơn thủy hữu tình, đẹp như cõi của mảnh đất được ví như “Vịnh Hạ Long” trên cạn.
11h30: Quý khách lên xe đi Ninh Bình
12h30 : Qúy khách dùng bữa trưa tại nhà hàng với các món đặc sản dê của Ninh Bình…. Sau đó nghỉ ngơi.
CHIỀU |
DU LỊCH TRÀNG AN – HÀ NỘI |
14h00: Tới Khu du lịch tràng An , quý khách xuống thuyền suôi dòng kênh xanh bằng thuyền lan tham quan ngôi đền cổ, ngắm nhìn cảnh đẹp Non Nước Ninh Bình với những điệu hò và những chiếc mái thuyền chạm nhẹ trên mặt nước tạo ra những âm thanh kỳ diệu. Tham quan quần thể hang động: hang Sáng, hang tối, hang Ba Giọt, hang Nấu rượu đầy huyền bí và hoang xơ,ngắm cảnh núi non, sông nước trong xanh – một Hạ Long trên cạn của Ninh Bình.
16h30: Qúy khách lên xe trở về Hà Nội
18h30: Về đến Hà Nội kết thúc chương trình tour chùa tam chúc tràng an hướng dẫn viên chia tay và hẹn gặp lại quý đoàn trong những hành trình tiếp theo!
GIÁ TOUR : 800.000 VNĐ / 1 KHÁCH liên hệ book tour :0985712644 Mr Khánh 0976808062 Ms Hiền
(Gía này áp dụng cho đoàn khách ghép lẻ)
GIÁ TOUR BAO GỒM:
- Vận chuyển: xe du lịch đời mới, đưa đón theo chương trình. Lái xe thân thiện và cẩn thận suốt hành trình.
- Ăn trưa theo chương trình, tiêu chuẩn 120.000đ/suất.
- Hướng dẫn viên chuyên nghiệp, chu đáo suốt chương trình
- Vé thắng cảnh các điểm trong chương trình
- Bảo hiểm du lịch trọn tour, mức bồi thường tối đa 10.000.000 đồng/ người/ vụ
- Nước uống trên xe: 1 chai 0,5 lit/ người/ ngày
- Mũ du lịch
GIÁ TOUR KHÔNG BAO GỒM:
- Đồ uống trong bữa ăn và chi phí cá nhân
- THUẾ VAT
- Ăn sáng
- Xe điện chùa Tam Chúc
- Thuyền dạo quanh hồ Tam Chúc
- Vé thuyền đò Tràng An (250.000 VNĐ)
CHÍNH SÁCH TRẺ EM:
- Trẻ em từ 1 – 4 tuổi: miễn phí.
- Trẻ em từ 5 – 7 tuổi: 50% giá tour
- Trẻ em từ 8-10 tuổi : 75% giá tour
- Trẻ em từ 11tuổi trở lên: 100% giá tour
THÔNG TIN ĐIỂM ĐẾN TOUR DU LỊCH CHÙA TAM CHÚC TRÀNG AN
Du Lịch Chùa Tam Chúc tọa lạc ở thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km. Toàn bộ quần thể chùa có tổng diện tích 5000 ha, bao gồm các hồ nước, núi đá tự nhiên và các thung lũng, tạo nên một khung cảnh hoang sơ, kỳ vỹ, như thể một “Vịnh Hạ Long trên cạn” của Việt Nam. Chùa được xây dựng trên nền của chùa Tam Chúc cổ, mà theo các hiện vật thu thập được, các nhà khảo cổ kết luận rằng ngôi chùa cổ này đã có niên đại hơn 1000 năm. Giờ đây, trải qua bao thăng trầm của không gian và thời gian, nơi ấy chỉ còn lưu lại những cột gỗ, cột đá, xà đá bị vùi lấp.
Du Lịch Chùa Tam Chúc có một vị thế khá đặc biệt “Tiền lục nhạc, Hậu thất tinh” với ba mặt được bao bọc bởi dãy núi thất tinh hình tay ngai, trước mặt là hồ Tam Chúc có sáu quả núi Lục Sơn Thủy nhô lên in bóng nước mênh mang. Tương truyền sáu quả núi giữa lòng hồ trước mặt chùa chính là sáu quả chuông nhà trời đưa xuống và bảy ngọn núi phía sau đều xuất hiện những đốm sáng lớn tựa như bảy ngôi sao lung lung mỗi khi đêm về.
Phương Tiện tới chùa Tam Chúc – Tràng An 1 ngày thế nào?
Bạn đi tour du lịch Chùa Tam Chúc Tràng An 1 ngày 2023 có thể di chuyển tới Hà Nam theo nhiều cách khác nhau, dưới đây là những phương tiện di chuyển phổ biến cho chuyến đi của bạn:
- Xe bus- phương tiện công cộng: Bạn di chuyển ra bến xe Giáp Bát ( Hà Nội) sau đó bắt chuyến bus Hà Nội- Phủ Lý xe 206 là có thể tới được Hà Nam sau 1 tiếng. Tần suất của chuyến xe bus này cứ 15 phút lại có một chuyến xe chạy, giá vé khá rẻ chỉ 37k một người/ một lượt.
- Xe khách: hiện tại bạn chỉ mất 50k và hơn 1 tiếng là có thể về tới Hà Nam bởi vì ở đây có đường cao tốc Pháp Vân- cầu Giẽ xe khách chạy rất nhanh và không bị tắc đường ( trừ dịp nghỉ lễ). Ngoài ra có xe khách chạy dọc quốc lộ 1A qua Kim Bảng tới Phủ Lý ( thành phố Hà Nam). Khi đến thành phố Phủ Lý thì bạn rẽ vào hướng quốc lộ 2B, đi tiếp quảng 12km nữa là sẽ đến thị trấn Ba Sao. Theo kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc nếu bạn đi bằng xe khách thì nên xuống xe tại đây rồi sau đó bắt xe ôm. Chỉ mất khoảng 20k tiền xe ôm là bạn sẽ đến tận cổng chùa.
- Xe máy: Bạn có thể chạy xe dọc quốc lộ 1A qua cầu Giẽ rồi cứ thế đi thẳng sẽ tới Hà Nam nếu bạn xuất phát từ Hà Nội. Bạn chú ý mang đầy đủ giấy tờ, đội mũ đúng quy định và tuân thủ đúng luật lệ giao thông nhé, nếu không bạn sẽ bị phạt bởi ở Hà Nam là thành phố quy củ, các anh cảnh sát trên đường rất nhiều
Hoặc đi theo
Giá vé tham quan chùa Tam Chúc hết bao nhiêu?
Các bạn có thể gửi xe ở 1 bãi đất trống giá vé 15.000đ/1 xe máy. Lưu ý sau khi về sẽ phải trả vé nên đừng ai quên tay vứt đi nhé.
Tham quan di chuyển bằng xe điện giá 90.000đ/1 người/khứ hồi
Vé thuyền hết 200.000đ/ chiều
Khu vệ sinh và ăn uống ở ngay gần nơi mình để xe. Tại đây có bày bán vòng vèo và 1 số đồ tặng phẩm.
Đồ ăn có bánh mì xúc xích 25.000đ/1 cái; trứng 15.000đ/1 cái và có mì tôm. Nước có tủ bán nước đồng giá nước ngọt và lọc 15.000đ/lon
Khu vệ sinh do mới làm nên cũng rộng và khá sạch sẽ nhiều phòng nhiều bồn rửa tay tha hồ rửa.
Nếu các bạn muốn ra cây cầu huyền thoại thì phải đi bộ khá xa qua cầu là 1 cái đền nhỏ rồi lại phải quay ngược về gần nơi mình đề xe có chỗ mua vé xe điện (90.000đ khứ hồi ) không thì mua lượt đi rồi lượt về mua sau cũng đc để vào chùa chính.
Đặc điểm Nổi bật của Chùa Tam Chúc ?
Tour Du Lịch Chùa Tam Chúc an tượng ban đầu đối với mỗi người con dân tín ngưỡng khi tới nơi đây bởi vị trí của ngôi chùa, chùa nằm giữa những dãy núi đá, phía trước là vịnh, hồ nước. Như một cảnh sắc tuyệt thế giữa nhân gian, ngôi chùa thu hút được nhiều du khách tới đây bởi sự tò mò và tráng lệ của mình.
Diện tích rộng lớn
Du Lịch Chùa Tam Chúc bao gồm hồ nước rộng tới 1000ha, núi đá rừng tự nhiên có diện tích tới 3000 ha, còn lại là các thung lũng 1000 ha. Tam Chúc là ngôi chùa vô cùng đặc biệt với cảnh quan hùng vĩ đẹp đến mê hoặc lòng người, phía mặt trước của chùa có 6 quả núi giữa lòng hồ.
Theo dân gian tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống, để trấn an và bảo vệ những người dân, ngôi chùa chẳng những đẹp về cảnh sắc mà còn mang đậm nét lịch sử, văn hóa của người Việt. Được ví như “vịnh Hạ Long” thứ hai của đất nước, phía sau chùa còn có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng vào ban đêm. Cảnh sắc, con người như hài hòa và một, chốn linh thiêng, thanh tịnh vốn có của ngôi chùa ngày càng được tô thắm hơn bao giờ hết.
Những cổ vật được trưng bày
Dưới bàn tay tài hoa và tinh xảo của những người thợ thủ công nổi tiếng khắp thế giới, hội tụ ở nơi đây gấp rút xây dựng chùa cho kịp tiến độ hoàn thành. Kế thừa một nền kiến trúc tâm linh cổ xưa, những người thợ Ấn Độ, Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo đều hội tụ ở nơi đây. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chùa Tam Chúc giờ chỉ còn sót lại những di tích như cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở nền móng cũ, trong đó có những cột gỗ có đường kính trên 1m, những xà đá, cột đá rất lớn mà cho tới ngày này những nhà khảo cổ học vẫn chưa thể hiểu được ông cha ta trước kia dựng chùa bằng cách nào với kích thước lớn như vậy.
Kiến trúc độc đáo của chùa Tam Chúc có gì?
Tour du lịch Chùa Tam Chúc được thi công bởi rất nhiều thợ thủ công lành nghề của các đạo Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo cho tới Đạo Phật. Đặc biệt, ngôi chùa này sở hữu 12000 bức tranh đá miêu tả cảnh sinh hoạt của Đức Phật do người Indonesia tạc bằng núi lửa sau đó chuyển sang Việt Nam. Tới nơi đây du khách không chỉ hiểu thêm về một phần tâm linh người Việt, mà còn phần nào được chiêm ngưỡng nền kiến trúc tinh xảo, độc đáo của nhiều người thợ nổi tiếng trên khắp thế giới.
Chùa Ngọc tại chùa tam chúc
Một trong những kiến trúc độc đáo nhất ở nơi đây được kể đến là Chùa Ngọc – di tích thu hút đông đảo nhiều khách du khách nhất khi tới nơi đây.
Sẽ chẳng nơi đâu có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp núi non hùng vĩ mà thanh tịnh nơi chốn cửa Phật ngoài nơi đây. Nơi cao nhất của ngôi toàn thể ngôi chùa, nằm trên một núi đá được điêu khắc tinh xảo, chùa Ngọc như tượng trưng có cái hồn ở nơi đây.
Điện Tam Thế
Có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400 m2, giúp cho 5.000 Phật tử có thể cử hành lễ cùng một lúc. Điện Pháp Chủ có pho tượng bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn. Phòng họp Quốc tế nổi trên mặt hồ, có diện tích sàn 10.000m2, có sức chứa 3.500 chỗ ngồi.
Điện Quán có pho tượng đồng nguyên khối nặng 100 tấn. Ngay khi đặt chân đến điện Tam Bảo ấn tượng đầu tiên hiện ra trước mắt bạn là 3 bức tượng Phật bằng đồng khổng lồ uy nghiêm, mỗi bức có trọng lượng tới 80 tấn, tượng ngồi trên đài sen nặng 30 tấn, phía sau là cánh sen dát vàng có trọng lượng 15 tấn.
Điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni
Bên trong khu vực này có đặt một bức tượng Phật khổng lồ nặng 200 tấn. Đây cũng là bức tượng Phật lớn nhất tại Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại.
Vườn Kinh
Tại vườn Kinh người ta đặt 99 chiếc cột được làm bằng đá. Mỗi chiếc cột tại đây có trọng lượng lên tới 200 tấn và cao 13,5m. Trên mỗi cột đình lại được khắc những bãi kinh để du khách đến đây tham quan có thể vừa ngắm nhìn, vừa tụng kinh cầu nguyện.
Một số lưu ý cần nhớ khi đi lễ chùa Tam Chúc tràng an
Chú ý đầu tiên là về cách ăn mặc. Miễn sao bạn cảm thấy thoải mái là được nhưng chùa vốn là chốn linh thiêng, tránh mặc những trang phục phản cảm, quá ngắn.
Chùa Tam Chúc hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng nên khó tránh khỏi bụi bẩn, ồn ào. Vì vậy nên hãy chuẩn bị cho mình những chiếc khẩu trang, mũ nón đầy đủ. Vì chùa rất rộng nên phải đi lại nhiều mới có thể ngắm được toàn cảnh nơi này do đó mà các bạn nên mang theo giày bệt, giày thể thao cho tiện di chuyển.
Khu du lịch Tràng An
Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong Quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm 2014. Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm.
Danh thắng này là nơi bảo tồn và chứa đựng nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi, các di chỉ khảo cổ học và di tích lịch sử văn hóa. Hệ thống núi đá, sông suối, rừng và hang động ở Tràng An rất hiểm trở nên được Vua Đinh Tiên Hoàng chọn làm thành Nam bảo vệ kinh đô Hoa Lư ở thế kỷ X và sau đó nhà Trần sử dụng làm hành cung Vũ Lâm trong kháng chiến Nguyên Mông. Hiện nay nơi đây còn nhiều di tích lịch sử thời Đinh và thời Trần ngày nay là sự kết nối tour du lịch chùa tam chúc Tràng An 1 ngày tuyệt đẹp
Liên khu danh thắng Tràng An – Tam Cốc – Bích Động – cố đô Hoa Lư -rừng đặc dụng Hoa Lư hiện được quy hoạch chung vào Quần thể danh thắng Tràng An, trở thành di sản thế giới kép đầu tiên ở Việt Nam với những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa và kiến tạo địa chất và cũng là địa danh được đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế.
Trung tâm bến thuyền Tràng An nằm cách cố đô Hoa Lư 3 km về hướng Nam, cách thành phố Ninh Bình 7 km theo hướng tây dọc đại lộ Tràng An, cách thành phố Tam Điệp 16 km theo hướng bắc qua Tam Cốc, cách Hà Nội 96 km theo hướng nam. Vùng lõi di sản Tràng An – Tam Cốc có diện tích hơn 6.172 ha, là vùng bảo vệ đặc biệt của danh thắng. Vùng bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư, thuộc quy hoạch bảo tồn cố đô Hoa Lư và cũng thuộc quy hoạch quần thể di sản thế giới Tràng An với diện tích 12.252 ha.
Tour du lịch chùa tam Chúc Tràng An đến voi trung tâm cố đô Hoa Lư ở vị trí phía bắc, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động ở vị trí phía nam còn khu du lịch sinh thái Tràng An thì ở vị trí trung tâm. 3 khu vực này được liên kết với nhau bằng khu rừng đặc dụng Hoa Lư trên núi đá vôi và hệ thống sông, hồ, đầm.
Lịch sử của Tràng An
Cộng đồng dân cư tiền sử Tràng An định cư trong các hang động hoặc mái đá, phân bố tập trung trong thung lũng đầm lầy núi đá vôi, chịu sự tác động to lớn của biến đổi cảnh quan môi trường do các đợt biển tiến, biển thoái. Cư dân tiền sử nơi đây là những người tiếp cận và khai thác biển đầu tiên ở Việt Nam, sáng tạo ra tổ hợp công cụ lao động bằng đá vôi, duy trì lâu dài kỹ nghệ ghè đẽo, sớm nảy sinh kỹ thuật cưa, mài; chế tạo và sử dụng phổ biến đồ gốm. Các chứng tích văn hoá khảo cổ tiền sử ở Tràng An phong phú và đa dạng, là nguồn sử liệu vật thật minh chứng cho sự biến đổi đặc biệt về kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng dân cư nơi đây dưới sự tác động thay đổi môi trường núi đá vôi, biến động của khí hậu cổ, của mực nước biển vùng nhiệt đới gió mùa. Đây là các chứng tích điển hình nhất cho cho loại hình cư trú liên tục trong hang động trước, trong và sau biển tiến. Đặc trưng của người Việt cổ ở Tràng An là truyền thống khai thác và sử dụng nhuyễn thể biển và trên cạn, truyền thống săn bắt đa tạp, theo phổ rộng, săn bắt nhiều loài, mỗi loài vật một ít và không dẫn đến huỷ diệt bày đàn động vật đó. Truyền thống chế tác và sử dụng công cụ đá vôi, sự nảy sinh kỹ thuật mài, cưa và kỹ thuật làm đồ gốm và trồng trọt trong thung lũng đầy lầy là nét riêng độc đáo, làm nên giá trị nổi bật toàn cầu của quần thể các di tích khảo cổ ở nơi đây. Có thể nghĩ rằng, hệ thống các di tích khảo cổ tiền sử Tràng An còn chứa đựng sự độc bản hoặc chí ít là chứng cứ đặc biệt về truyền thống văn hoá hoặc nền văn minh hiện còn tồn tại hoặc đã mất của nhân loại.
Tràng An gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hóa của vùng đất cố đô Hoa Lư. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Kinh đô Hoa Lư gồm 3 vòng thành liền nhau: thành Đông, thành Tây và thành Nam. Thành Đông nằm ở phía đông, giáp với vùng đồng bằng, là nơi bố trí cung điện nên được gọi là thành ngoại; thành Tây nằm ở bên trong giáp với vùng núi non, là nơi ở của quan lại và khu vực hậu cần nên được gọi là thành nội. Thành Nam rộng hơn, là vùng núi cao hiểm trở để phòng thủ, che chở kinh thành hiện được gọi là Tràng An. Với đặc thù địa hình như vậy, kinh đô Hoa Lư được ví như kinh đô đá với đặc điểm: núi là thành, sông là đường, hang động là cung điện, tạo thành tuyến điểm du lịch chùa tam chúc Tràng An hấp dẫn nhất
Tương truyền, Vua Đinh Tiên Hoàng muốn khẳng định kinh đô Hoa Lư cũng bề thế như kinh đô Tràng An của phương Bắc nên sai Nguyễn Bặc thể hiện câu đối “Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo – Hoa Lư đô thị Hán Tràng An”. Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ đổi Hoa Lư thành phủ Tràng An, Đại La thành Thăng Long. Danh xưng Tràng An chính thức gắn với cố đô Hoa Lư – Ninh Bình. Hiện nay, Tràng An thuộc vùng bảo vệ đặc biệt của cố đô Hoa Lư, khu vực này đã được UNESCO công nhận là vùng lõi của di sản thiên nhiên văn hóa thế giới Tràng An.
Việc phát lộ ra hệ thống hang động Tràng An trong lòng đất đã dần hé mở ra quyết định lập đô của vua Đinh Tiên Hoàng tại Hoa Lư vào thời kỳ đầu của một Nhà nước phong kiến tập quyền. Đó cũng là một căn cứ quan trọng để nhà vua khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc dựa trên cơ sở sức mạnh của dân tộc. Điều này thể hiện bởi sự tận dụng triệt để những ưu thế của thiên nhiên, biến các dãy núi đá vôi làm thành quách để giảm sức người và của. Địa hình Tràng An là cái gạch nối giữa Hoa Lư và Thăng Long, làm cho nhân dân Việt Nam có sự hồi tưởng lại những diễn biến lịch sử đã diễn ra ở kinh thành Hoa Lư và sự nối tiếp ở kinh thành Thăng Long cho đến Hà Nội sau đó.
Nên đi du lịch chùa tam chúc Tràng An vào thời gian nào
Thường khoảng thời gian đẹp nhất để đi Tràng An là vào đầu năm từ tháng 1-3, thời tiết lúc này mát mẻ, không quá nóng. Đây cũng là mùa lễ hội ở chùa Bái Đính nên có thể kết hợp du xuân vãn cảnh chùa. Tuy nhiên, đi vào mùa này lại có một nhược điểm là du khách rất đông, có những thời điểm phải đợi rất lâu mới có đò để đi. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một vài khoảng thời gian như dưới đây để kết hợp du lịch Tràng An và các địa điểm du lịch quanh đó
Trên đây là những thông tin tour du lịch Chùa tam chúc Tràng An 1 ngày quý khách mua tour vui lòng liên hệ công ty để được tư vấn miễn phí.