Giá vé tham quan các điểm Ninh Bình 2023 gồm điểm nào? Bảng giá vé các điểm vé các điểm tham quan gồm những điểm nào? Hãy cùng du lịch Đất Việt cập nhật những điểm vé tham quan mới nhất 2022 này nhé!
Giá vé tham quan Khu du lịch sinh thái Tràng An
Theo thông báo này, bắt đầu từ ngày 19/1/2020, giá vé tham quan tại khu du lịch sinh thái Tràng An đối với người lớn sẽ tăng lên 250.000 đ/người (hiện tại là 200.000 đ); đối với trẻ em (cao từ 1m – 1,3m) sẽ tăng lên 120.000 đ/người (hiện tại là 100.000 đ). Theo nội dung thông báo, việc điều chỉnh giá vé này “đã qua tham khảo của các khu du lịch trên thế giới, các Bộ ban ngành có thẩm quyền cũng như cân đối thu chi của công ty”.
“Trước năm 2018 giá vé tham quan khu du lịch Tràng An chỉ có 150.000 đồng/người bao gồm cả phí thắng cảnh về tiền đò. Sau tết nguyên đán Kỷ Hợi, Công ty TNHH ĐT TMDV Tràng An tăng giá vé lên 250.000 đồng /người lớn; vé trẻ em từ 80.000 đ/vé lên 100.000 đ/vé”, giám đốc một doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội cho hay.
Vẫn theo doanh nghiệp này, giá vé tăng trong khi các công ty đã báo giá tour cho khách hàng năm 2020, nên doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh lại giá vé tham quan các điểm Ninh Bình để tránh bị thiệt hại.
xem thêm: Tour tuyệt tình cốc 2 ngày 1 đêm
Địa chỉ: Đường Tràng An, Xã Ninh Xuân, Huyện Hoa Lư, Ninh Bình
*Vé tham quan:
– Người cao trên 1.3m: 250k/người.
– Trẻ em từ 1m – 1.3m: 120k/người
– Trẻ em cao dưới 1m: Miễn phí
Liên HỆ THÔNG TIN VÉ: 0985712644
Giá vé Khu du lịch Vân Long (đầm Vân Long)
Địa chỉ: xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh bình
* Vé tham quan:
– Vé thắng cảnh: 20k/ người
– Vé đò: 60k/ người
Thời gian đẹp nhất để tham quan Hang Múa là vào sáng sớm khoảng 06:00 giờ sáng trước khi lượng khách du lịch đến ngày càng đông, hoặc vào cuối buổi chiều, vì đây là một địa điểm tuyệt vời để ngắm hoàng hôn trên thung lũng.
Giống như ở miền Bắc, từ tháng 5 đến tháng 10 có khí hậu nóng và có nhiều mưa. Mùa mưa là thời điểm đẹp nhất của những cánh đồng lúa vàng ươm. Tháng 11 đến tháng 4 thời tiết mát mẻ và khô hơn. Bạn nên xem dự báo thời tiết trước và trang bị kĩ lưỡng khi đến để không làm ảnh hưởng đến chuyến đi của mình.
Khu du lịch Hang Múa
Địa chỉ: xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Binh
Vé tham quan: 100.000đ/người
Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động
Địa chỉ: xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Binh
* Vé tham quan:
– Vé thắng cảnh: 120k/người/lượt – Trẻ em dưới 1,40m: 60k/người/lượt.
– Vé đò: 150k/lượt/thuyền (4 khách Việt Nam)
– 150k/lượt/thuyền (2 khách nước ngoài)
– Miễn phí trẻ em dưới 3 tuổi.
Khu du lịch Vườn Chim – Thung Nham nằm trong giá vé tham quan các điểm Ninh Bình
Địa chỉ: thôn Hải Nham, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Binh
*Vé tham quan:
– Vé vào Khu du lịch: 100k/khách
– Trẻ em dưới 0.8m miễn phí
– Trẻ em từ 0.8 – 1.3m: 50% giá vé
– Trẻ em từ 1.3m trở lên tính như người lớn
– Vé thuyền thăm Vườn Chim: 20k/khách
– Vé hang Bụt: 20k/khách
Khu du lịch Tràng An cổ
* Vé tham quan: 45k/người
Động Am Tiên (Tuyệt Tịnh Cốc)
Địa chỉ: Huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
* Vé tham quan: 20k/người
Giá vé du lịch tâm linh Chùa Bái Đính Ninh Bình
Địa chỉ: xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Binh
Là một khu du lịch tâm linh vô cùng nổi tiếng, các bạn có thể du lịch Bái Đính vào bất kỳ thời gian nào trong năm, miễn là phù hợp với kế hoạch cá nhân của bạn. Thời gian đẹp nhất để du lịch Bái Đính chính là từ tháng 1 đến tháng 3 khi có các lễ hội lớn (nhưng sẽ đông du khách thập phương).
Giá vé tham quan các điểm Ninh Bình cập nhật thì:
* Dịch vụ xe điện: 30.000 đ / người / lượt
* Tham quan bảo tháp: 50.000 đ / người
* Hướng dẫn viên + xe điện: 520.000 đ / người
Khu du lịch chùa Bái Đính mở cửa từ 6h tới 21h, tất cả các ngày trong tuần. Từ cổng chùa Bái Đính vào đến trung tâm khoảng 3,5 km, các bạn có thể lựa chọn phương án đi bộ hoặc đi xe điện, xe chạy liên tục và vé được bán ngay tại bến xe.
Khu du lịch Bái Đính có hai khu là Chùa Bái Đính cổ và chùa Bái Đính mới
CHÙA BÁI ĐÍNH CỔ
Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800 m về phía nam. Khu chùa này quay hướng chính tây, nằm gần trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên. Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Mặc dù khu chùa có lịch sử hình thành từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư tứ trấn nhưng chùa Bái Đính cổ có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý.
Hang Sáng – Động Tối
Lên thăm hang động ở núi Bái Đính phải bước trên 300 bậc đá, qua cổng tam quan ở lưng chừng núi. Lên hết dốc là tới ngã ba: bên phải là hang sáng thờ Phật và Thần, bên trái là động tối thờ Mẫu và Tiên. Phía trên cửa hang sáng có 4 chữ đại tự “Minh Đỉnh Danh Lam” khắc trên đá do Lê Thánh Tông ban tặng có nghĩa là: “Lưu danh thơm cảnh đẹp”.
Động dài 25m, rộng 15m, cao trung bình là 2m, nền và trần của động bằng phẳng. Đi tiếp theo ngách đá bên trái cuối hang sẽ dẫn tới một cửa hang sáng và rộng, một thung lũng xanh hiện ra. Nếu đi tiếp xuống các bậc đá sẽ đến đền thờ thần Cao Sơn. Quay trở lại ngã ba đầu dốc, theo đường rẽ trái khoảng 50m là tới động Tối. Động Tối lớn hơn hang Sáng, gồm 7 buồng, có hang trên cao, có hang ở dưới sâu, các hang đều thông nhau qua nhiều ngách đá, có hang nền bằng phẳng, có hang nền trũng xuống như lòng chảo, có hang trần bằng, có hang được tạo hóa ban tặng cho một trần nhũ đá rủ xuống muôn hình vạn trạng. Trong động tối có giếng ngọc tạo thành do nước lạnh từ trần động rơi xuống. Các vị Tiên được thờ ở nhiều ngách trong động.
Đền thờ thánh Nguyễn
Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không là người sáng lập chùa Bái Đính. Ông là một thiền sư, pháp sư tài danh được vua phong Quốc sư và nhân dân tôn sùng gọi là đức thánh Nguyễn. Khu vực núi Đính nằm cách quê hương đức thánh Nguyễn Minh Không 4 km. Tương truyền khi ông đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông đã phát hiện ra các hang động đẹp liền dựng chùa thờ Phật và tạo dựng một vườn thuốc quý để chữa bệnh cho dân. Đền thánh Nguyễn nằm ngay tại ngã ba đầu dốc, xây theo kiểu tựa lưng vào núi, trong đền có tượng của ông được đúc bằng đồng.
Quốc sư Nguyễn Minh Không là con người mang ánh xạ của thời đại nhà Lý. Ông đã học hỏi, sưu tầm những kiến thức y học dân gian, hàng ngày tìm thuốc trong vườn Sinh Dược mà trở thành danh y, chữa bệnh lạ cho Vua, sưu tầm và phục hưng nghề đúc đồng – tinh hoa của văn minh Đông Sơn – văn minh Việt cổ mà trở thành tổ sư nghề đúc đồng. Ông khó công tầm sư học đạo, để từ một nhà sư ở từ phủ Tràng An ra kinh thành làm Quốc sư, đứng đầu hàng tăng ni trong nước, danh vọng và đạo pháp đạt đến đỉnh cao. Hành trạng của ông thể hiện nên cái không khí của Phật giáo thời Lý thần bí, kỳ dị, đầy rẫy sự hoang đường nhưng đóng góp hết sức tích cực vào công cuộc phục hưng và phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam về nhiều mặt: triết lý, văn học, kiến trúc, mỹ thuật, kỹ nghệ… làm nền tảng cho sự phát triển của văn hoá Việt sau này.
Đền thờ thần Cao Sơn
Đi hết hang sáng có một lối dẫn xuống sườn thung lũng của rừng cây sưa là đền thờ thần Cao Sơn, vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm. Đinh Bộ Lĩnh từ thuở còn hàn vi đã được mẹ đưa vào sống cạnh đền sơn thần trong động. Khi xây dựng kinh đô Hoa Lư, Đinh Tiên Hoàng Đế cũng cho xây dựng 3 ngôi đền để thờ các vị thần trấn giữ ở 3 vòng thành mà dân gian gọi là Hoa Lư tứ trấn Theo đó, thần Thiên Tôn trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Đông, thần Quý Minh trấn giữ cửa ngõ vào thành Nam và thần Cao Sơn trấn giữ cửa ngõ vào vòng thành phía Tây. Ngôi đền thần Cao Sơn hiện tại được tu tạo có kiến trúc gần giống với đền Thánh Nguyễn, cũng xây tựa lưng vào núi, có hành lang ngăn cách với thung lũng ở phía trước. Theo truyền thuyết, thần Cao Sơn là một trong 50 người con của Lạc Long Quân – Âu Cơ. Đền thờ chính của thần ở Phụng Hóa (Nho Quan, Ninh Bình). Vị thần này có công phù trợ quân Lê Tương Dực diệt được Uy Mục, sau cũng được dân làng Kim Liên rước về thờ và được phong là Cao Sơn đại vương trấn phía Nam kinh thành, một trong Thăng Long tứ trấn.
Theo như thần phả của đền núi Hầu (xã Yên Thắng, Yên Mô, Ninh Bình) thì Cao Sơn đại vương là Lạc tướng Vũ Lâm, con thứ 17 vua Lạc Long Quân, khi đi tuần từ vùng Nam Lĩnh đến vùng Thiên Dưỡng ở hành cung Vũ Lâm, đã tìm ra một loài cây thân có bột dùng làm bánh thay bột gạo, lấy tên mình đặt tên cho cây là Quang lang (dân địa phương vẫn gọi là cây quang lang hay cây búng báng). Thần đã dạy bảo và giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống đồng thời bảo vệ khỏi các thế lực phá hoại vì vậy đã được nhân dân lập đền thờ. Thần Cao Sơn cùng với thần Thiên Tôn và thần Quý Minh là ba vị thần trấn ngự ở ba cửa ngõ phía tây, đông và nam của cố đô Hoa Lư.
Giếng ngọc
Giếng ngọc của chùa Bái Đính cổ nằm gần chân núi Bái Đính. Tương truyền đây là nơi thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước để sắc thuốc chữa bệnh cho dân và chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông. Giếng xây lại hình mặt nguyệt, rất rộng, có đường kính 30 m, độ sâu của nước là 6 m, không bao giờ cạn nước. Miệng giếng xây lan can đá. Khu đất xung quanh giếng hình vuông, có diện tích 6.000 m², 4 góc là 4 lầu bát giác.
Nhà thờ đá Phát Diệm
Địa chỉ: TT Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Vé tham quan: Không thu vé
Vườn quốc gia Cúc Phương
Địa chỉ: xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Binh
* Vé tham quan:
– Người lớn: 60k/ người
– Học sinh, sinh viên: 20k/người
– Trẻ em: 10k
Động Thiên Hà
Địa chỉ: xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Binh
Vé tham quan: 120k/người
Điểm du lịch Thạch Bích – Thung Nắng
– Địa chỉ: thôn Đam Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
* Vé tham quan:
– Vé thắng cảnh: 15k/người – Trẻ em: 5k/người
– Vé đò: 60k/đò/4 khách Việt Nam – 60k/đò/2 khách nước ngoài
Đan viện Xi Tô Châu Sơn
Địa chỉ: xã phú Sơn Huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình
Không thu phí
Đồi dứa Tam Điệp không thu phí
Đơn vị: 1k = 1000 vnđ
Như vậy du lịch Đất Việt đã tổng hợp toàn bộ giá vé tham quan các điểm Ninh Bình 2023 mới nhất ,để liên hệ thông tin vui lòng :0985712644 Mr Khánh