LĂNG MINH MẠNG HUẾ VÀ NHỮNG NÉT ĐẸP RIÊNG

20

Th4
2021

LĂNG MINH MẠNG HUẾ VÀ NHỮNG NÉT ĐẸP RIÊNG

Gửi bởi Du lịch Đất Việt/ 2572 0
    Đến với  Cố Đô Huế  không thể không nhắc tới lăng Minh Mạng Huế, du khách dạo quanh một vòng các lăng tẩm quanh đây, sẽ phát hiện ra mỗi lăng sẽ mang một màu sắc, một nét đẹp, một phong cách kiến trúc rất riêng. Nếu như lăng Tự Đức được ví như một bức tranh sơn thủy hữu tình làm say đắm lóng người, lăng Khải Định lại đẹp là với sự kết hợp giữa kiến trúc đông tây kim cổ thì lăng Minh Mạng Huế vẫn giữ cho mình nét đẹp truyền thống, rất cổ xưa và đậm đà màu sắc của nho giáo thời bấy giờ.

LĂNG MINH MẠNG - HUẾ VÀ NHỮNG NÉT ĐẸP RIÊNG

Một góc nhìn về Lăng Minh Mạng.

LĂNG MINH MẠNG HUẾ VÀ NHỮNG NÉT ĐẸP RIÊNG.

  Từ trước đến nay, LĂNG MINH MẠNG HUẾ VÀ NHỮNG NÉT ĐẸP RIÊNG được nhiều người khi tham quan quần thể di tích, kiến trúc triều Nguyễn ở Cố đô Huế biết đến. trong đó có hệ thống lăng tẩm nằm ở phía Tây Nam kinh thành Huế biết đến các lăng tiêu biểu như : lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định.
Với cấu trúc mang những dấu ấn riêng không chỉ trong quy mô tổng thế, tỷ lệ không gian mà cả trong trang trí tạo hình và tính thẩm mỹ độc đáo của nó. Tại lăng tẩm này, chúng ta có thể nhận thấy nghệ thuật khảm sứ kết hợp nề họa mang đậm dấu ấn phong cách dân gian Huế.

LĂNG MINH MẠNG - HUẾ VÀ NHỮNG NÉT ĐẸP RIÊNG

những vẻ đẹp riêng của Huế.

Lăng Minh Mạng Huế ở đâu?

  Lăng Minh Mạng Huế tọa lạc trên vị trí địa lý đắc địa và và thuận lợi vô cùng. trên ngọn núi Cẩm Khê, đây là nơi giao thoa của 2 con sông Tả Trạch và Hữu Trạch, hợp lại thành sông Hương thơ mộng.

Vua Minh Mạng Huế được sinh ra trong hoàn cảnh nào?

  là người con trai thứ tư của vua Gia Long, là một người thông minh, lanh lợi, có ý chí và có nề nếp gia giáo. Sau khi vua cha mất, vua Minh Mạng được phong lên làm vua, thay vua cha lo liệu việc triều chính. Đây là vị vua có công vô cùng lớn trong công cuộc cải cách đất nước, đưa đất nước Đại Nam lên sánh ngang với những quốc gia Đông Nam Á lúc bấy giờ.

LĂNG MINH MẠNG - HUẾ VÀ NHỮNG NÉT ĐẸP RIÊNG

Sự khác biệt về kiến trúc của các lăng tẩm nơi đây.

Lăng Minh Mạng Huế Được Xây Dựng Vào Thời Gian Nào?.

   Trong những năm tại vị, Vua Minh Mạng muốn xây dựng cho mình một Sơn lăng để có thể nghỉ ngơi sau những giờ triều căng thẳng hay còn là nơi hương hỏa khi mình băng hà. Quá trình lựa chọn vị trí để xây dựng lăng tẩm hao tổn không ít thời gian. Trải qua 14 năm tìm kiếm, núi Cẩm Khê được lựa chọn làm vị trí đắc địa để tiến hành xây dựng công trình này. Vua Minh Mạng đã đổi tên núi thành Hiếu Sơn và đặt tên cho lăng của mình là Hiếu Lăng. Vì là một công trình kiến trúc lớn trong cuộc đời mình, nên Vua Minh Mạng chú trọng từng khâu xây dựng lăng. Những bản thiết kế hay báo cáo về kiến trúc lăng đều được chính tay vua phê duyệt. VÌ là một người thâm sâu, uyên bác, theo đạo Nho giáo nên màu sắc kiến trúc của lăng Minh Mạng cũng hoàn toàn phản ánh được con người của vị vua tài ba này. Lăng được bắt tay vào xây dựng vào tháng 4 năm 1840. Vua Minh Mạng điều các quan thần xuống đào hồ để xây dựng lăng nhưng trong một lần thị sát tiến độ làm việc, vua phát hiện ra công việc không được tiến hành hiệu quả như mình mong muốn nên đã giáng chức các quan trông coi. Thật không may mắn thay, khi chưa tiếp tục xây dựng được La thành, vua Minh Mạng đã lâm bệnh và băng hà. Ngay sau đó 1 tháng, vua Thiệu Trị lên ngôi kế vị và tiếp tục tiến hành công việc đào hồ xây lăng. Năm 1841, hài cốt của vua Minh Mạng được đưa vào chôn trong Bửu Thành nhưng mãi đến năm 1843 lăng mới chính thức được hoàn thiện.

LĂNG MINH MẠNG - HUẾ VÀ NHỮNG NÉT ĐẸP RIÊNG

Lăng Minh Mạng về đêm lung linh sắc mầu.

   Lăng Minh Mạng Huế là một trong những lăng tẩm được đánh giá là uy nghi, chuẩn mực nhất trong những kiến trúc của thời nhà Nguyễn. Toàn bộ khuôn viên La thành có diện tích 1.750m được sắp xếp đăng đối với nhau tạo nên một quần thể kiến trúc vô cùng đẹp mắt. Nhìn từ trên cao, hình dáng của lăng tựa như dáng một người đang nằm nghỉ ngơi rất tự nhiên và thoải mái: Đầu hướng về phía núi Kim Phụng, hai bên hông là hai bên hồ Trừng Minh còn chân lại đặt lên ngã ba sông đầy thoải mái. Từ cổng lăng bước vào phía bên trong, đập vào mắt ta là những công trình kiến trúc được sắp xếp đối xứng, song song theo ba trục. Ở giữa khuôn viên ấy là một đầm sen tỏa ngát hương thơm. Hình ảnh những bông sen đơn thuần, mộc mạc mà đẹp lạ thường là một biểu tượng không thể thiếu khi người ta nhắc tới những lăng tẩm ở Việt Nam. Cổng chính của lăng có tên gọi là Đại Hồng Môn, với độ cao 9m, rộng 12m và mang những nét đặc trưng của kiến trúc thời nhà Nguyễn. Đây là dạng cổng tam quan với ba lối đi và được trang trí bởi nhiều họa tiết độc đáo và tinh tế như cá chép hóa rồng. Cổng này rất ít khi được mở ra, chỉ được mở đúng một lần duy nhất là khi người ta đưa quan tài của vua Minh Mạng vào, còn bình thường phải di chuyển ở hai cổng phụ là Tả Hồng MônHữu Hồng Môn….
Có thế nói lăng Minh Mạng Huế là một sự kết hợp giữa của màu sắc cổ điển, truyền thống đậm chất Nho Giáo nhưng không đánh mất đi cái thi vị, lãng mạn và chất thơ ca.

LĂNG MINH MẠNG - HUẾ VÀ NHỮNG NÉT ĐẸP RIÊNG

Sự khách nhau về kiến trúc qua mỗi thời đại.

Giá vé tham quan lăng Minh Mạng Huế.

  • Khách Việt Nam: 100.000 vnđ/khách; trẻ em 20.000 vnđ/khách
  • Khách Quốc Tế: 150.000 vnđ/khách; trẻ em 30.000 vnđ/khách
LĂNG MINH MẠNG HUẾ VÀ NHỮNG NÉT ĐẸP RIÊNG bài viết trên đây đây đã giới thiệu cho quý khách về vua Minh Mạng và lịch sử hình thành lăng, vị trí, giá vé thăm quan lăng Minh Mạng và giá trị nghệ thuật kiến trúc thời bấy giờ…
để biết thêm chi tiết liên hệ: 0987081330( Mr Hiếu ). 0985712644( Mr Khánh ). 0976808062 (Ms Hiền ).
                                                                    Chúc các bạn ngày mới vui vẻ ^^!!!