Kinh Nghiệm Đi Du Lịch Bát Tràng 2022 Cực Chất

05

Th11
2022

Kinh Nghiệm Đi Du Lịch Bát Tràng 2022 Cực Chất

Gửi bởi Du lịch Đất Việt/ 1631 0

Kinh Nghiệm Đi Du Lịch Bát Tràng Cực Chất 2022 đến với Làng gốm Bát Tràng là một trong những điểm vui chơi thú vị ngày cuối tuần đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ. Việc di chuyển, ăn uống, vui chơi tại đây sẽ được du lịch Đất Việt 365 cho quý  khách những những trải nghiệm độc đáo nhất!

Làng Nghề Bát Tràng ở đâu?

Bát Tràng là làng gốm nằm ven sông Hồng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, ngay ngoại thành của Hà Nội. Làng gốm Bát Tràng là một làng nghề truyền thống về những sản phẩm làm từ gốm sứ nổi tiếng và lâu đời nhất tại Việt Nam. Là nơi thu hút sự quan tâm và tham quan rất đông của du khách trong nước và quốc tế.

kinh nghiệm đi du lịch bát tràng
Làng Gốm Bát Tràng

Làng nghề có tính lịch sử rất lớn, trải qua hơn 500 năm. Nhưng cái tên “Gốm Bát Tràng” vẫn tồn tại và phát triển không ngừng.  Nơi đây chuyên sản xuất đa dạng gốm về kiểu dáng và chủng loại. Điều thú vị hơn hết là bạn được chiêm ngưỡng và tự tay trải nghiệm qua sự hướng dẫn từ các nghệ nhân nơi đây.

Kinh Nghiệm Đi Du Lịch Bát Tràng Di chuyển như thế nào?

Do không nằm quá xa trung tâm nên bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc xe buýt (xe 47) hoặc đường sông (du lịch sông Hồng qua làng gốm Bát Tràng, đền Chử Đồng Tử vào cuối tuần) để đến làng Gốm.

  • Thời gian hoạt động: 5h14 – 19h42 ( Long Biên); 5h53 – 20h21 (Kim Lan)/ CN: 5h16-19h58 ( Long Biên); 5h41-20h56 ( Kim Lan)
  • Giá vé: 7000đ/lượt
  • Số chuyến: 3 – 4 xe chuyến/ngày

Đi Xe má Tới  Bát Tràng thế nào?

  •  Hướng đi Bát Tràng từ các quận Long Biên, Tây Hồ, Hoàn Kiếm: Bạn chay qua cầu Chương Dương rồi rẽ phải xuống đê và đi thẳng thêm chừng 8km là đến Bát Tràng. Gần tới làng gốm là có biển chỉ dẫn rất to nên bạn yên tâm không sợ lạc đường nhé.

    Hướng đi Bát Tràng từ các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng: Bạn di chuyển theo hướng cầu Vĩnh Tuy sau đó cũng rẽ lên đê và đi thêm khoảng 6km nữa là tới.

kinh nghiệm đi bát tràng 1 ngày
Đồ Gốm Bát tràng

Hướng đi Bát Tràng từ các quận Nam, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Thanh Xuân: Bạn chạy theo hướng cầu Thanh Trì sau đó rẽ xuống đường đi khu đô thị Ecopark sau khi thấy ngã tư đường Đa Tốn thì rẽ phải và hướng lên đê chạy thẳng là tới ngay Bát Tràng.

  • Hiện có nhiều công ty du lịch cung cấp tour cuối tuần du lịch Sông Hồng và đi qua các điểm tham quan chính như Bát Tràng, đền Chử Đồng Tử với mức giá khoáng 600k/người nên bạn có thể cân nhắc loại hình này nhé.

     

    Liên hệ 0976808062 Ms Hiền 

  • Nên tới làng gốm Bát Tràng khi nào?

    Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội là một nơi có truyền thống lâu đời trong việc sản xuất các sản phẩm từ gốm sứ. Theo kinh nghiệm đi Bát Tràng thì bạn nên tới đây vào ngày 8 – 13/2 âm lịch hàng năm để kết hợp với tham quan đình Vạn Phúc. Ngoài ra bạn còn có thể tham gia các hoạt động lễ hội thú vị khác như: cờ người, đánh cờ tướng, chọi gà, kéo co, bịt mắt đập niêu…

  • Xem thêm:

Lịch sử làng gốm Bát Tràng như thế nào?

Theo sử sách ghi lại thì thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng được tính vào khoảng thế kỷ 14 – 15. Theo những câu chuyện kể dân gian được truyền lại lịch sử Bát Tràng được hình thành trước khi có ghi lại trong sử sách do 3 vị thái học sinh trên đường đi sứ Bắc Tống đã học được các kỹ thuật làm gốm của người dân nơi đây và truyền lại cho người dân tại nước ta.

kinh nghiệm đi du lịch bát tràng
Gốm Bát Tràng

Thế kỷ 15 – 17 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất trong việc xuất khẩu ngành gốm của nước ta, trong đó Bát Tràng là nơi đóng vai trò quan trọng nhất.

Đến khoảng thế kỷ 18 – 19, triều Trịnh Nguyễn đưa ra các chính sách hạn chế ngoại thương, từ đó sản phẩm gốm sứ cũng không còn được xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Vào những năm 60 của thế kỷ 20, khi nhà nước đang trong chế độ hình thành các hợp tác xã thì tại làng gốm Bát Tràng cũng được ra đời Xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng, có các công nhân làm việc tại đây. Họ được thực hành và sáng tạo trong nghề gốm từ đó đã tạo nên một thế hệ có tay nghề làm gốm nổi tiếng như Đào Văn Can, Nguyễn Văn Khiếu, Lê Văn Vấn, Lê Văn Cam…

Đến khi nước ta gia nhập nền kinh tế thị trường, các hợp tác xã bị giải thể thay vào đó là các công ty chuyên kinh doanh mặt hàng này cùng với các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ đã tạo nên một làng gốm Bát Tràng nổi tiếng của nước ta.

Đến làng gốm Bát Tràng có gì?

Tham quan làng cổ Bát Tràng

Đến với làng gốm Bát Tràng Gia Lâm, bạn đừng bỏ lỡ làng cổ Bát Tràng với công trình kiến trúc độc đáo, cổ kính. Phương tiện di chuyển cũng vô cùng độc đáo là xe trâu dân dã, bạn có thể tận hưởng không khí mộc mạc, đậm chất làng quê.

Nằm cuối làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), nhà Vạn Vân với mái phủ kín cây xanh chứa hơn 400 món đồ gốm sứ cổ từ thế kỷ 15 đến 19. Vne

Đến làng cổ, bạn có thế ghé qua nhà cổ Vạn Vân, đình Làng Bát Tràng. Là ngôi nhà gỗ có tuổi đời hơn 200 năm, nhà cổ Vạn Vân là tuyệt tác kiến trúc bao gồm các hoạ tiết gốm sứ, ấm men lam, lọ rồng, bộ khuôn bản dập làm gốm,… từ trước thế kỷ 15. Đình làng Bát Tràng là nơi thờ Thành hoàng cũng là địa điểm tổ chức các lễ hội quanh năm. Nếu đi làng cổ Bát Tràng đúng dịp lễ hội, bạn có thể khám phá nét văn hóa vô cùng độc đáo, náo nhiệt.

Sân nặn gốm

Theo Kinh Nghiệm Đi Du Lịch Bát Tràng tự mình nhào nặn những sản phẩm làm từ gốm và men sứ là điều mà du khách nào cũng vô cùn hào hứng. Chỉ cần dành ra 40-60k, bạn có thể tha hồ sáng tạo tạo thành phẩm từ đất sét và bàn xoay. Bên cạnh đó, bạn sẽ nhận được sự chỉ dẫn tận tình từ những thợ gốm điêu luyện ngay ở làng gốm Bát Tràng.

Chợ gốm Bát Tràng

Chợ Gốm là nơi bạn có thể tìm thấy vô vàn những sản phẩm, đa dạng từ mẫu mã, kích thước… Các gian hàng ở chợ gốm bày bán như đồ lưu niệm, bát đĩa, cốc chén, đồ trang trí mĩ nghệ, đồ thờ cúng,… vô cùng đẹp mắt. Tất cả sản phẩm ở đây đều được tạo ra từ bàn tay những nghệ nhân nổi tiếng. Bạn có thể quan sát và quay lại quá trình họ nhào nặn gốm sứ ngay tại những khoảng sân gốm mini ở trong chợ.

 

Chợ gốm và phía trước các tiệm gốm trong làng

Những gian hàng vô vàn sản phẩm, những bức tường gốm… được xem là vị trí truyền thống nhưng cực lý tưởng để chụp ảnh, bởi hàng trăm món đồ gốm xinh xắn, màu sắc thu hút chính là hình nền tuyệt vời cho những bức ảnh sống ảo.

Ngõ nhỏ trong làng

Len lỏi qua những con ngõ nhỏ trong làng, bạn hoàn toàn dễ dàng tìm được những backdrop ưng ý bởi sự cổ kính, mộc mạc và vô cùng dân giã giống như thời gian ngưng đọng.

Theo kinh nghiệm đi du lịch Bát Tràng 1 ngày thì tới làng Bát Tràng mà không chơi nặn gốm thì coi như bạn chưa tới đây nhé. Việc tự tay biến một cục đất vô tri thành những sản phẩm có hồn như bát, bình hoa do chính tay mình làm nên thì còn gì thú vị bằng. Chi phí cho một lần nặn gốm dao động khoảng 30k tới 50k cho một lần làm. Sau khi làm xong bạn cũng có thể hong khô và sơn màu rồi mang về trang trí.

Đi Bát Tràng uống cà phê

Việc thưởng thức những ly cà phê thơm ngon bên một quán quen với những thiết kế đặc trưng như gạch nung, bát đĩa sứ…chắc chắn sẽ là cung bậc cảm xúc của bạn thêm phần thăng hoa.

Chợ Gốm là nơi bạn có thể tìm thấy vô vàn những sản phẩm, đa dạng từ mẫu mã, kích thước… Các gian hàng ở chợ gốm bày bán như đồ lưu niệm, bát đĩa, cốc chén, đồ trang trí mĩ nghệ, đồ thờ cúng,… vô cùng đẹp mắt. Tất cả sản phẩm ở đây đều được tạo ra từ bàn tay những nghệ nhân nổi tiếng. Bạn có thể quan sát và quay lại quá trình họ nhào nặn gốm sứ ngay tại những khoảng sân gốm mini ở trong chợ.

Du lịch làng gốm Bát Tràng nên ăn gì? Đặc sản làng gốm Bát Tràng

+ Bánh khoai cốt dừa, bánh khoai tím, bánh khoai vàng

+ Trứng nướng, gà ta luộc, gà ta nướng trên bếp than hoa

+ Nước mía 10k, nước dừa 30k,

+ Bánh tẻ, bánh giò có vị thơm ngậy, không béo ăn nhiều thực sự không ngán. Nhân của bánh từ mộc nhĩ, hành khô quyện với bột gạo, lá dong tạo nên hương vị khó quên. Giá bán của những chiếc bánh này lại vô cùng rẻ chỉ khoảng 4k/1 chiếc và 30k/chục.

Trà hột hoa sói – đặc sản Bát Tràng  Loại trà độc đáo này chỉ có tại Bát Tràng. Có vị thơm, thanh mát mà không gây mất ngủ. Nhấp ngụm trà, thưởng thức món xôi chè hoa bưởi là thú vui của người dân làng gốm trong những ngày hội đấy.

Canh măng mực Bát Tràng  Đây được xem là món không thể thiế trong các buổi lễ mâm cỗ của người dân Bát Tràng. Món canh nấu rất kỳ công, khéo léo nên không tanh, chỉ cảm nhận mỗi hương vị hấp dẫn.

Xôi vò chè đường Chỉ là món ăn tráng miệng theo phong lệ truyền thống của xứ Bát Tràng. Nhưng để có được món này, đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian để làm ra. Do đó khi ăn vị chè hài hòa, không ngán mà rất vừa miệng.

 

Note: Ngoài ra bên ngoài cổng chợ du lịch còn bán khá nhiều các món ăn khác như: Bún đậu, bún mắm tôm, bún chả, cơm xuất, cơm bụi, cơm tiệm, phở các loại… tất cả đều có giá khá mềm.

Gợi ý lịch trình du lịch làng gốm Bát Tràng 1 ngày

+ Sáng: 07h45 – 8h30: Di chuyển tới Bát Tràng

+ 9h00: Tham quan làng gốm Bát Tràng, xưởng làng gốm, tráng men, nghe nghệ nhân hướng dẫn quy trình làm gốm sau đó tự mình làm ra các sản phẩm dễ thương

+ 11h30: Bạn nghỉ ngơi ăn trưa tại nhà hàng gần làng gốm hoặc ngay cổng chợ gốm

+ 14h00: THam quan mua sắm tại chợ gốm Bát Tràng

+ 16h30: Lên đường di chuyển về Hà Nội

Trung tâm Tinh hoa Làng nghề Việt

Là một quần thể kiến trúc nằm trong khu đất rộng 3.700 m2, với một mặt hướng vào làng Bát Tràng, công trình có kiến trúc độc đáo này bên ngoài có 7 khối vòng xoáy, tượng trưng cho 7 bàn xoay gốm (một công cụ không thể thiếu của nghề làm gốm truyền thống).

Địa chỉ: Số 28, thôn 5, làng cổ Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội.

Trên đâ là trọn bộ kinh nghiệm đi du lịch Bát Tràng 2022 đầ đủ nhất cho qus khách tham khảo