Cầu Tàu 914 – Nơi Ghi Dấu Lịch Sử Đau Thương Oai Hùng Của Côn Đảo

28

Th9
2020

Cầu Tàu 914 – Nơi Ghi Dấu Lịch Sử Đau Thương Oai Hùng Của Côn Đảo

Gửi bởi Du lịch Đất Việt/ 1741 1

Ngày nay đến với du lịch côn Đảo không thể không nhắc đến một di tích lịch sử nơi đây đó là Cầu tàu 914 là một công trình mang dầu ấn lịch sử đau thương nhưng còn mãi bỏi nơi đây nhắc nhở chúng ta về giây phút đau thương nơi biển đảo cho tới tận ngày nay, dù được khởi công xây dựng năm 1973 vươn ra biển với 300 mét trên cơ sở xây dựng rất khó khăn và công trình đã đứng vững như ghi dấu một lịch sử đau thương oai hùng.

xem thêm: Tour du lịch Côn Đảo 2 ngày 3 đêm

Lịch Sử cầu tàu 914 như thế nào?

Sở dĩ có tên Cầu tàu  914 là trong quá trình xây dựng cầu tàu, người ta ước tính đã có 914 tù nhân đã ngã xuống vì lao dịch, tai nạn trong quá trình khổ sai xây cầu. Nhưng đó chỉ là con số ước lệ, trên thực tế con số có thể lên đến hàng ngàn người. Cầu tàu 914 cũng là nơi chứng kiến những giây phút vinh quang, xúc động nhất khi những lá cờ đỏ sao vàng tung bay rợp bóng vào ngày Cách mạng tháng Tám thành công, hay ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, chứng kiến hàng ngàn tù nhân được tự do trở về đất liền.

cầu tàu 914
Bức ảnh hiếm hoi còn ghi dấu lịch sử cầu tàu 914

Để xây cầu tàu, hàng trăm người tù phải trèo núi, dùng tay đẽo từ những tảng đá khổng lồ trên Núi Chúa cheo leo; sau đó khuân vác đá vượt qua những cung đường xa xôi, hiểm trở để xây cầu tàu. Tất cả đều do sức người làm nên. Những tảng đá lớn hàng thước khối, nặng nhiều tấn dã làm kiệt quệ và đè nát bao nhiêu thân tù, không mang được sẽ chết vì đòn roi, mang được sẽ chết vì kiệt sức.

cầu tàu 914

Cầu tàu 914 di tích lịch sử dưới làn nước trong xanh

 

Tại sao lại có tên gọi  Cầu Tàu 914?

Cữ mỗi lần nhắc đến, các du khách du lịch Côn Đảo lại rùng mình khi biết được con số 914 không phải là một điểm mốc của lộ trình hay một thước đo quãng đường nào đó. Mà chúng là con số được dùng để tưởng nhớ 914 người đã chết khi tham gia xây dựng bến tàu này. Nếu để ý kỹ xung quanh, chúng ta còn có thể thấy những phiến đá lớn ngổn ngang, chính là các hiện vật đã từng đè chết người công nhân xây dựng công trình.

Cầu tàu 914 nơi ghi dấu đau thương oai hùng 

Để xây cầu tàu, hàng trăm người tù phải trèo núi, đẽo những tảng đá khổng lồ bằng tay trên Núi Chúa cheo leo, sau đó khuân vác, vận chuyển đá vượt qua những cung đường xa xôi, hiểm trở để xây cầu tàu. Những tảng đá lớn hàng thước khối, nặng nhiều tấn dã làm kiệt quệ và đè nát bao nhiêu thân tù. Người tù không mang được sẽ chết vì đòn roi, dù có mang được cũng sẽ chết vì kiệt sức.

cầu tàu 914
Bình minh bên càu tàu 914 Côn Đảo

Chuyện của các cựu tù kể rằng: Một tảng đá to 4 người khiêng không nổi kêu xin thêm người thì bị cai ngục đánh bỏ bớt 1 người, còn 3 người khiêng không được thì bỏ bớt 1 người nữa….2 người còn lại tất nhiên phải chịu nằm dưới tảng đá khổng lồ ấy.

Cây cầu là kí ức không thể nào quên được đối với những người chiến sĩ cách mạng bị tù đày trong những năm tháng chiến tranh tại Côn Đảo

cầu tàu 914
Cầu tàu 914 nơi thắp Hương tưởng nhớ sự hi sinh đau thương

Trãi qua 113 năm, thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã lần lượt đày hàng chục vạn tù nhân ra Côn Đảo. Khi bước chân lên Cầu tàu 914, người tù phải chịu một trận đòn phủ đầu của những tên cai ngục, trật tự cầm dùi cui, gậy gộc gõ lên đầu để điểm danh kèm với những lời hăm dọa và lăng nhục.

 

cầu tàu 914
Ngày nay nơi cầu tàu 914 trở thành điểm đến và bến thuyền của các ngư dân Côn Đảo

Để xây cầu tàu, hàng trăm người tù phải trèo núi, dùng tay đẽo từ những tảng đá khổng lồ trên Núi Chúa cheo leo

Cầu tàu lịch sử 914 đã từng chứng kiến niềm hân hoan của hơn 2000 tù chính trị Côn Đảo được giải phóng vào tháng 9/1945. Ba mươi năm sau Cầu tàu lại rợp bóng cờ bay, đón hơn 4000 tù chính trị giải phóng lần lượt trở về đất liền vào tháng 5/1975.

Hàng vạn người chỉ một lần đặt chân lên đây rồi vĩnh viễn nằm lại nơi này. Những câu thơ ca uất hận của người tù như còn âm vang trong từng phiến đá:

“ Nơi đây có chiếc cầu tàu
Mỗi viên đá xếp một đầu người rơi”.

hay:

“Còn đây đá lắp cầu tàu.
Đá bao nhiêu khối máu đào bấy  nhiêu”

Di tích Cầu tàu lịch sử – 914 đã được, Bộ Văn hóa – Thông Tin đã ra quyết định số 54-VHQĐ Đặc cách công nhận Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia ngày 29/4/1979. Ngày 10/5/2012 Thủ Tướng chính phủ ra quyết định 548/ QĐTTg công nhận là Di tích Đặc biệt Quốc gia.

Cầu Tàu 914 –  Trở thành Di tích Đặc biệt Quốc gia

Ngày nay, bên cạnh bến Mới cách đó không xa, cầu tàu 914 là bến trú bão bình yên của các tàu thuyền. Từ cầu tàu 914, bạn có thể thuê thuyền đi thăm hòn Bảy Cạnh cách 4 hải lý, mất khoảng chừng 15 phút – nơi có ngọn hải đăng được xây dựng từ năm 1883; đi Vũng Tàu cách 97 hải lý.

cầu tàu 914
Cầu tàu 914 từ phía xa con đường ra bến tàu

Đi trên cầu tàu, chạm chân trên lối đi tương đối bằng phẳng, sờ tay lên từng phiến đá, tảng đá ngổn ngang chất chồng lên nhau… cảm giác như ký ức đau thương ngày xưa vẫn đọng lại nơi đây, vừa rùng mình vừa xót xa. Bởi ở nơi ấy thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, máu và cả tính mạng của bao người, đâu đó còn vang vọng câu ca “Côn Lôn ơi, viên đá, mạng người…” Đầu cầu tàu, người ta cho xây một bia tưởng niệm để người dân địa phương, những người con tìm về nguồn cội, hay khách du lịch đến thắp nén nhang tưởng nhớ những người đã ngã xuống tại đây.

Đến cầu tàu 914 ngày nay  với sự linh thiêng và bình yên

Cầu tàu 914 hôm nay mang một sức sống mới. Sớm tinh mơ, những chiếc thuyền mang về các loại hải sản tươi ngon. Những người vợ của các ngư dân ra đón chồng cập bến, sau đó bán hải sản với giá “mềm” cho du khách. Khi bình minh ló dạng, cảnh kẻ bán người mua tấp nập, Côn Đảo bình yên thêm một “góc vui”.

Đến Côn Đảo, du khách không thể bỏ qua cầu tàu 914, di tích ghi dấu sự hy sinh của 914 tù chính trị. Họ đã ngã xuống để công trình được hoàn thành, bởi điều kiện xây dựng vô cùng khắc nghiệt, cộng với những đòn tra tấn dã man của thực dân Pháp.

 

1 Bình luận

Để lại nhận xét của bạn

Vui lòng nhập nhận xét.
Xin hãy nhập tên của bạn.
Hãy điền địa chỉ email của bạn.
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.