BẢN CÁT CÁT – NGÔI LÀNG CỔ SAPA XINH ĐẸP
Bản Cát Cát nằm cách trung tâm khoảng 2km về phía núi Fansipan. Đây là điểm đến không thể bỏ qua của du khách mỗi lần đặt chân du lịch Sapa bởi đến đây không chỉ khám phá nét văn hóa truyền thống từ lâu đời của con người nơi đây mà đây còn là khu du lịch sinh thái vô cùng lý tưởng để du khách thả hồn ngắm nhìn dãy Hoàng Liên Sơn bồng bềnh trong mây,đem lại cho du khách cảm vô cùng lý thú
Khám phá các tour đi Sapa của Du Lịch Đất Việt:
Kinh nghiệm du lịch Sapa từ TP.HCM 4 ngày 3 đêm
Đến tham quan khu du lịch Hàm Rồng chốn bồng lai tiên cảnh
Vị trí của bản Cát Cát
Bản Cát Cát nằm tại xã San Sả Hồ, huyện Sapa, tỉnh Lào Cai, gần trung tâm thị trấn Sapa. Bản nằm giữa mây ngàn, núi gió, là địa điểm lý tưởng giúp quý khách tìm hiểu và khám phá đời sống văn hóa của người H’Mông. Bản nằm giữa thế kỷ 19, chủ yếu là người dân tộc Mông. Đến thế ký 20, người Pháp đã phát hiện ra và xây nhà máy thủy điện tại đây. Bên cạnh đó, họ còn chọn nơi này làm nơi nghỉ dưỡng cho các quan chức. Để khám phá hết bản, bạn phải đi bộ khoảng chừng 4 km mới biết hết được những nét đặc sắc tại đây.
Khu sinh thái bản Cát Cát
Chúng ta cùng khám phá bản Cát Cát xinh đẹp
Xe du lịch của các tỉnh hiện nay tới không thể di chuyển vào sâu trong bản, phải đi bộ từ trên điểm đỗ xuống bản khoảng gần 1 km. Khi xuống tới nơi, bạn phải mua vé, mỗi vé là 70k/người. Đội ngũ kiểm duyệt vé rất chặt chẽ, không có một ai qua cửa mà không có vé. Từng bậc thang bằng đá tiếp bước chân giúp bạn đi xuống bản nhanh nhất. Hai bên đường có những hàng quán bán đồ thổ cẩm. Những người H’Mông họ rất thật thà, không dối gian, bán hàng không nói thách, mời chào rất bình thường, không quá nài nỉ như khu vực miền xuôi. Những câu mời khách đơn sơ, mộc mạc sẽ để lại ấn tượng cho quý khách.
Từng bậc thang nối tiếp, xuống các chòi nhỏ, bạn có dừng chân tại đây để chụp ảnh, lấy toàn quang cảnh thung lũng từ trên cao. Dọc đường đi có nhiều ngôi nhà văn hóa, được bảo tồn, tái hiện sinh hoạt và cuộc sống thường ngày cho khách du lịch hiểu biết hơn về người Mông. Tất cả đều được làm bằng gỗ, lá, nền đất càng khiến bạn thấy hứng thú hơn với nơi này.
Tiếp đến, một lưng chừng dốc có một bãi đất trồng hoa, đi qua cái cổng là tới khu đất này. Tại đó, bạn chụp cảnh toàn thung lũng sẽ thấy cảnh quan nơi đây cực đẹp. Những bông hoa với nhiều màu sắc, thích hợp chụp ảnh và chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Tại đó còn có cầu đu, một cái chòi giống như cối xay gió, tại đây có nhiều bức ảnh được lưu giữ làm kỷ niệm trong hành trình khám phá bản Cát Cát.
Men theo con đường đá dốc xuống, đi chừng hơn trăm bậc đá, bạn sẽ nghe thấy tiếng nước chảy mạnh. Bước xuống dưới là dòng thác trắng xóa nước, chảy xiết. Vào mùa mưa lũ, nước có phần đục hơn do sạt đất, nhưng vẫn khiến du khách phải thích thú. Nếu muốn chụp toàn cảnh thác, bạn nên đứng từ trên cao để chụp toàn bộ dòng thác ấy. Hoặc ghi lại hình ảnh trên chiếc cầu bắc qua hai bên bờ, cố gắng lấy thác nước hai đầu để bức ảnh thêm đẹp. Bên cạnh đó, bạn có thể đi ra khu vực giữa thác theo đường tre gập ghềnh để chụp ảnh cùng 3 vòng quay mặt trời. Tuy nhiên, nên cẩn thận vì con đường này mưa ướt và nước từ thác chảy xuống sẽ rất trơn.
Đi qua cầu, sang bên kia thác, đi xuống thêm chục bước chân, bạn sẽ thấy dòng thác Bạc chảy dựng đứng từ trên xuống dưới. Nước chảy mạnh, bắn những tia nước nhỏ nhỏ ra gần khu vực đứng. Nếu là những người yêu thích thiên nhiên, thích một chút quậy quậy, bạn sẽ có những bức hình tuyệt đẹp tại đây. Thác nước này được người Pháp tìm ra và đặt tên là thác Cat cat. Bước lên từ thác, bạn sẽ thấy một ngôi nhà nhỏ nhắn, tổ chức văn nghệ. Mỗi ngày có khoảng 6 ca tổ chức cho khách du lịch tham quan và chiêm ngưỡng. Tại đây, các cô gái, chàng trai người Mông biểu diễn văn nghệ dân tộc cũng giống như nhà văn hóa biểu diễn tại núi Hàm Rồng. Ngôi nhà này trước đây là nơi thực dân Pháp nghỉ dưỡng và xây đập thủy điện. Hòa mình cùng những điệu múa, dàn nhạc tại đây sẽ mang lại không khí tươi vui cho mọi du khách khi đến bản Cát Cát. Bạn có thể giao lưu nhảy sạp cùng những trai thanh gái lịch của người H’Mông.
Kết thúc chuyến du lịch tới bản Cát Cát, men theo đường rừng trở lên đường lớn, bạn sẽ chiêm ngưỡng dòng suối vô cùng mát mẻ và trong xanh. Vào mùa mưa lũ, nước có phần đục hơn nhưng vẫn rất đẹp. Bạn cũng có thể mua sắm hoa quả, đồ thổ cẩm tại đây bởi người Mông bán đồ rất rẻ, đẹp. Những con dao sắc bén, chắc chắn hay những chiếc túi, balo, ví cầm tay rất đẹp, thêu dệt bằng những đường chỉ sắc nét. Đó là tất cả sản phẩm của làng nghề thủ công tại bản. Bạn cũng có thể mua hoa quả như mận, đào, lê, mít,… vào những mùa khác nhau bởi những loại quả ấy rất ngon và rẻ. Người H’Mông chân thật, không toan tính, thật thà, mua hàng cũng rất dễ. Hãy mua khi bạn thích bởi lên cửa khẩu sẽ không có những sản phẩm thủ công đẹp như vậy. Đi hết đoạn đường núi, bạn có sẽ gặp đường lên đỉnh Fansipan dành cho những ai yêu khám phá rừng núi, thích sự trải nghiệm và chinh phục đỉnh Fan bằng cách leo núi. Đi qua chiếc cầu dập dềnh là ra đến đường lớn. Từ đây lên nơi đậu xe rất xa, bạn nên gọi xe ôm để đi cho nhanh và đỡ mệt.
Bản Cát Cát – làng nghề truyền thống của dân tộc H’Mông
Ngoài trồng lúa, người Mông còn có nghề truyền thống là trồng lanh dệt vải, đan lát dụng cụ sinh hoạt, trạm trổ bạc và rèn nông cụ. Những ngôi nhà trưng bày những khung cửa dệt, bạn sẽ tìm hiểu quy trình dệt vải của người H’Mông, truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bạn còn được chiêm ngưỡng những sản phẩm thủ công tiêu biểu được trưng bày trong nhà truyền thống trong đường đi xuống bản.
Nghề dệt thổ cẩm còn được bảo lưu rất tốt như việc dệt thổ cẩm nhiều màu sắc, dệt hoa văn mô phỏng cây, lá, hoa và muông thú, hoa văn góc cạnh,… Kỹ thuật nhuộm chàm tinh xảo bằng cách lăn vải với khúc gỗ tròn trên phiến đá phẳng có bôi sáp ong. Tất cả tạo nên tác phẩm vô cùng tuyệt vời.
Bên cạnh dệt thổ cẩm, bạn còn chiêm ngưỡng làm nghề chế tác trang sức bằng bạc hoặc đồng, nhôm tạo nên những sản phẩm tinh xảo. Hãy dành thời gian nhiều hơn nữa khám phá vẻ đẹp của ngôi làng này qua những tour đi Sapa cùng Du lịch Đất Việt nhé!
Phong tục tập quán của người H’Mông tại bản Cát Cát
Nếu đến vào dịp đầu năm mới, bạn còn được tham gia lễ hội Gầu Tào nhằm cầu phúc, may mắn, xua tan mọi bệnh tật cho đồng bào dân tộc Mông. Hay thưởng thức những đặc sản nổi tiếng như: rượu ngô, hắng cố, thịt hun khói “khăng gai”, tiết canh gà, nhái nấu măng, bánh ngô, đậu xị… Đây là những món ăn đặc trưng của người dân Tây Bắc.
Tập tục bắt vợ của người H’Mông thu hút được sự chú ý của rất nhiều người. Đây là phong tục truyền thống bao đời của người Mông. Người con trai đem lòng yêu một cô gái, anh ta sẽ làm cỗ mời bạn bè đến kéo cô gái về nhà trong 3 ngày. Nếu cô gái đó đồng ý làm vợ anh ta thì người con trai sẽ làm lễ cưới chính thức. Lễ cưới theo phong tục kéo dài từ 2 – 7 ngày. Còn nếu cô gái không đồng ý, họ sẽ cùng uống với nhau bát rượu làm bạn và trở về bình thường.
Đặc điểm kiến trúc nhà ở của người H’Mông tại bản Cát Cát
Hầu hết những căn nhà tại H’Mông đều là nhà ba gian được lợp ván gỗ pơ mu. Bộ khung của nhà là kèo ba cột ngang. Cột nhà được kê trên phiến đá tròn hoặc vuông. Nhà được lợp bằng gỗ xẻ, 3 cửa ra vào gồm cửa chính giữa và 2 cửa phụ hai đầu nhà. Cửa chính được đóng kín, chỉ mở khi có tiệc lớn như đám cưới, ma chay hay Lễ Tết. Nhà người Mông thường không có gian thờ, sàn chỉ chứa lương thực, ngủ nghỉ, bếp và nơi tiếp khách.
Như vậy, với những thông tin trên, chắc chắn bạn sẽ thấy thích thú với phong cảnh tại bản Cát Cát. Nếu muốn khám phá bản này cùng Du Lịch Đất Việt hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được xuất phát ngay nhé!
Mọi chi tiết xin liên hệ Ms Hiền;0976808062
ĐAT VIET TOUR – 10 Ngõ 123 Trần Cung – Hà Nội.
Ngập tràn cảm xúc,trọn vẹn niềm vui
Tel: 02437540735
Phụ trách tư vấn:
Mr Khánh: 0985712644/ Ms Hiền :0976808062
Email: dulichdatviet1668@gmail.com
Websites:dulichdatviet365.com